Khi nhắc đến nền ẩm thực Ấn Độ, mọi người thường sẽ nghĩ ngay đến sự phong phú của nhiều loại gia vị khác nhau được sử dụng trong thức ăn như tỏi, nghệ, hạt tiêu, bột quế, thảo quả… Đây đều là những loại gia vị có tính kháng khuẩn, chống viêm, kháng nấm, chống oxy hóa và tăng cường miễn dịch hiệu quả. Việc bổ sung thường xuyên chúng trong bữa ăn, không chỉ giúp món ăn thêm đặc sắc mà còn giúp cơ thể nâng cao khả năng chống nhiễm trùng và duy trì sức khỏe tuyệt vời. Tuy nhiên, ngoài món ăn, bạn hoàn toàn có thể thêm những loại gia vị này vào cà phê vừa giúp tăng hương vị biến cà phê trở thành một thức uống tốt cho sức khỏe.
- Gia chủ bội thu tài lộc, tiền đổ vào nhà vô kể
- Có nên trồng cây ngô đồng trong nhà?
- Tại sao người bán cua ngoài chợ lại cho thêm muối hạt khi xay cua, khi đi mua cua cần chú ý
- Đàn ông có thích cưới phụ nữ béo? 3 người đàn ông chia sẻ lý do vừa thực tế vừa bất lực
- ‘Trên bàn ăn không nên bày 3 món’, ai không biết dễ rước họa vào nhà
1. Gừng
Cafe vốn là một thức uống được biết đến với với tác dụng ức chế cảm giác thèm ăn. Khi sử dụng chung với gừng – một nguyên liệu mang tính ấm nóng thì cà phê lại trở thành một lựa chọn vô cùng hoàn hảo dành cho những người có bệnh về bao tử và người gặp các vấn đề về tiêu hóa.
Ngoài ra, gừng là một trong loại gia vị nổi tiếng với các thành phần giúp làm ấm cơ thể, giảm đau, kháng viêm và tăng cường đề kháng rất tốt. Khi được uống chung với cà phê, gừng gần như có vai trò là thành phần xóa bỏ những hạn chế và các tác dụng phụ của cà phê như dễ gây đau bụng, đi ngoài, say caffein,…
2. Bạch đậu khấu (thảo quả)
Xem thêm : Muốn biết 1 gia đình hạnh phúc hay bất hạnh, chỉ cần nhìn vào bữa ăn là rõ
Ngay từ thời cổ đại, thảo quả đã được sử dụng không chỉ như một gia vị, mà còn là một loại dược liệu để chống lại các bệnh khác nhau. Thậm chí ở Ấn Độ, người ta tin rằng loại thảo dược cay này có thể đối phó với bất kỳ bệnh nào. Và các đặc tính chữa bệnh của nó cũng đã được xác nhận một cách khoa học. Trong bạch đậu khấu có chứa các thành phần vitamin và khoáng chất khác nhau đều có những tác động tích cực đối với sức khỏe khi sử dụng.
Thậm chí khi được kết hợp chung với cà phê thì những đặc tính chữa bệnh vốn có của thảo quả vẫn sẽ được giữ một cách nguyên vẹn. Không những vậy, hương vị cà phê cũng trở nên thơm và hấp dẫn hơn rất nhiều.
3. Bột quế
Bạn hoàn toàn có thể làm cho hương vị của cà phê trở nên hoàn toàn khác biệt, êm dịu và đạm đà hơn mà không cần phải bỏ thêm đường, sữa… bằng cách cho thêm một ít bột quế vào khi pha cà phê. Theo nhà dinh dưỡng học người Mỹ Lisa Hayim, thêm một chút bột quế vào cà phê không chỉ có thể cải thiện hương vị mà còn có lợi cho sức khỏe.
Trên thực tế, trong cả Đông y và Tây y, quế đều được chứng minh rất tốt cho sức khỏe. Theo Đông y, sử dụng quế sẽ giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, xua tan cảm lạnh và giảm đau hiệu quả, đồng thời giúp quá trình trao đổi chất diễn ra tốt nhất. Còn theo Tây y, cho một chút bột quế vào cà phê có thêm nhiều lợi ích rất lớn với sức khỏe như:
– Giảm cân: Thành phần chính của hương quế là cinnamaldehyde, có thể giúp đốt cháy chất béo cao gấp 2,5 lần so với trà xanh, bởi vì cinnamaldehyde là một chất dinh dưỡng “ít tan trong chất béo”, dễ tiêu.
– Chống oxy hóa: Quế rất giàu chất chống oxy hóa như polyphenol, có thể bảo vệ cơ thể khỏi tác hại oxy hóa do các gốc tự do gây ra.
– Chống viêm: Quế giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng từ bên ngoài và sửa chữa tổn thương mô.
– Hạ đường huyết: Chỉ cần ăn nửa thìa đến 3 thìa (khoảng 1 đến 6 gam) quế mỗi ngày có thể làm giảm lượng đường trong máu và chống lại bệnh tiểu đường.
– Làm giảm nguy cơ các bệnh về tim mạch: chỉ cần ăn 120mg bột quế mỗi ngày có thể làm giảm cholesterol toàn phần, cholesterol xấu (LDL) và triglyceride trong máu người, đồng thời tăng cholesterol tốt (HDL).
– Hỗ trợ tiêu hóa: Quế có thể điều chỉnh chức năng đường tiêu hóa và thúc đẩy tuần hoàn máu. Trong y học cổ truyền Ayurvedic, tinh dầu vỏ quế được sử dụng để điều trị chứng đầy hơi và khó tiêu.
Nguồn: https://danhngon24h.com
Danh mục: Ẩm thực