Bánh ngải
- 6 thực phẩm lên men có lợi cho hệ tiêu hóa
- 4 cách tự làm mặt nạ dưa leo tại nhà cải thiện làn da sạm đen, giúp da trắng sáng bật tông
- Đổi vị với vô vàn món ăn từ nội tạng heo, ngon nhức nách khó có thể bỏ qua
- Săn Voucher Golden Gate Siêu Sale Không Giới Hạn
- 6 xu hướng làm đẹp được dự đoán làm mưa làm gió mùa lạnh cuối năm 2023
Bánh ngải là món bánh vẫn còn xa lạ với rất nhiều người, tuy nhiên, đây lại là món bánh không thể thiếu trong các dịp lễ của người dân tộc Tày, Nùng…ở Việt Nam.
Bạn đang xem: 4 món ăn nổi tiếng của Việt Nam có tên gọi lạ lùng nhưng hương vị thì gây thương nhớ
Bánh ngải được làm từ bột nếp và lá rau ngải cứu. Nhân của bánh thường được làm bằng đường phên cùng với mè rang. Nhiều người nghĩ rằng bánh làm từ lá ngải cứu thì sẽ đăng đắng, tuy nhiên, bánh lại lại vô cùng bùi dẻo và thơm ngon.
Món bánh đặc sản này chủ yếu có ở các tình Cao Bằng, Thái Nguyên, Lạng Sơn…
Pa pỉnh tộp
Xem thêm : Một vài mẹo chăm sóc da an toàn giúp bạn thỏa sức bơi lội trong những ngày hè
Pa pỉnh tộp cũng là một trong những món ăn độc đáo có cái tên lạ và khó nhớ. Thực chất, món Pa pỉnh tộp là món cá được gập lại và nướng của người Thái.
Không giống với món cá nướng thông thường, món này được người Thái làm rất cầu kì cùng với nhiều loại gia vị khác nhau.
Cá sau khi được làm sạch thì sẽ được tẩm ướp với nhiều loại gia vị khác nhau như gừng, xả, ớt tươi, hành tươi, rau mùi, và đặc biệt là mắc khén. Mắc khén chính là thứ gia vị đặc biệt của người Thái giúp cho món Pa pỉnh tộp mang hương vị đặc trưng của vùng đất nơi đây.
Sau khi ướp các loại gia vị thì cá sẽ được gập đôi rồi dùng que tre kẹp chặt và nướng cá trên than hồng.
Cơm âm phủ
Cơm âm phủ, nghe cái tên này thì nhiều người ái ngại nhưng thưởng thức thì lại mê mệt vì hương vị độc đáo của nó.
Xem thêm : Các cụ dặn, “Người ngủ 3 giấc, mạng mỏng hơn giấy”, có 3 giấc ngủ đoạt mạng, đó là gì?
Món cơm này được chế biến đậm nét văn hóa ẩm thực Huế và được rất nhiều lựa chọn thưởng thức khi đến Huế.
Com âm phủ thì cơm trắng sẽ được đặt giữa đĩa, xung quanh có thịt ba rọi, chả lụa Huế, tôm, trứng, nem, rau tạo thành 7 màu rực rỡ. Tới Huế, bạn có thể ghé quán cơm âm phủ ở 35 hoặc 51 Nguyễn Thái Học để thưởng thức món đặc biệt này.
Sỏi mầm
Sỏi mầm, nghe tên ai cũng thấy lạ lùng và tưởng tượng ra một món ăn mô phỏng hình dáng viên sỏi. Tuy nhiên, sỏi mầm ở đây chỉ được dùng trong quá trình chế biến món ăn chứ không như mọi người tưởng tượng.
Theo đó, mỗi suất sỏi mầm bao gồm 3-4 viên sỏi được nung thật nóng, dùng để nướng chín thịt heo rừng đã được ướp sẵn các loại gia vị.
Thịt heo này sẽ được ăn kèm với các loại rau sống đã chuẩn bị sẵn và chấm mắm chanh ớt chua ngọt. Đây được biết là món ăn đặc sản của vùng đất Hậu Giang.
Nguồn: https://danhngon24h.com
Danh mục: Ẩm thực