Nói vui, đây chẳng khác gì một kỳ Á vận hội trong phạm vi trường học.
Bạn đang xem: AISA Games 2023: ‘Á vận hội’ trong lòng trường học
Háo hức tham dự
Yasmine Kannedy (16 tuổi, VĐV bóng đá đến từ Singapore) cho biết cô đã chuẩn bị cho ngày hội này suốt 4 năm qua. Nhưng vì ảnh hưởng của dịch bệnh, đến nay Kannedy mới có cơ hội được trải nghiệm việc ra nước ngoài thi đấu.
“Tôi chơi bóng đá nghiệp dư từ khi còn nhỏ. Dù vậy, tôi rất muốn được tham dự các giải đấu, đặc biệt là ra nước ngoài thi đấu như thế này. Đây là dịp để chúng tôi giao lưu, tìm hiểu thêm về văn hóa của các bạn”.
Xem thêm : 7 cây cảnh tài lộc “ngại nhìn trời”, nhà càng tối càng phát triển sum suê, rực rỡ
Ngoài những môn quen thuộc như bơi lội, bóng đá, bóng rổ, AISA Games 2023 còn có hai môn đấu mang đậm văn hóa Úc là bóng bầu dục và bóng lưới (netball).
Đặc biệt ở bóng lưới, dù đối tượng tham gia chủ yếu là nữ giới nhưng không vì thế mà tính cạnh tranh bị suy giảm.
Cụ thể, Luz Leitao (14 tuổi, VĐV đến từ Indonesia) đã luyện tập bóng lưới từ nhỏ và luôn giữ tinh thần thi đấu hết mình. Cô cho biết trước đây chủ yếu chỉ tham gia hội thao ở trường. Vì vậy, khi có cơ hội thi đấu với quốc gia khác, Leitao đã quyết định tham gia.
Gắn kết văn hóa
Quan trọng hơn, những sự kiện này còn giúp gắn kết văn hóa ở khắp nơi trên thế giới. Theo HLV bóng bầu dục Trường AIS Saigon Todd Brennan, điều ông muốn truyền tải đến học sinh là tinh thần kết nối văn hóa giữa hai nước Úc – Việt Nam.
“Về cơ bản, tôi muốn mang tinh thần của những môn thể thao truyền thống tại Úc đến học sinh Việt Nam. Ở Úc, bóng bầu dục phù hợp với mọi lứa tuổi.
Xem thêm : 140 vận động viên tranh tài tại giải đua thuyền đuôi én
Do đó, mục tiêu chúng tôi đặt ra khi thi đấu chỉ là chơi hết sức mình, thông minh và công bằng. Phải chơi với tinh thần phạm lỗi thì nhận lỗi và đặc biệt là đoàn kết, chia sẻ cùng nhau”, ông Brennan nhấn mạnh.
Từng có kinh nghiệm 9 năm làm HLV ở Úc, 3 năm ở TP.HCM nên ông Brennan hiểu rõ khó khăn khi học sinh phải vừa đi học vừa tập luyện.
“Bóng bầu dục đòi hỏi rất nhiều về yếu tố ngoại hình, thể lực, đặc biệt là sự va chạm. Trong khi đó, thời gian các bạn luyện tập thường sau 16h. Do đây là giai đoạn vừa tan học nên sau khi tập luyện, các bạn dễ bị đuối sức.
Nguyễn Lương Nhân (15 tuổi, VĐV bóng đá Việt Nam) kể lại cảm giác lo lắng khi lần đầu tham gia thi đấu với nước khác.
Nhưng khi vào cuộc, Nhân quên hết mọi chuyện và nỗ lực tỏa sáng vì màu cờ sắc áo. “Tôi muốn tỏa sáng để giành chiến thắng ở một ngày hội thể thao quốc tế. Trên hết, chúng tôi muốn để lại dấu ấn cho trường học của mình”, Nhân nói.
Nền tảng thể thao học đường hùng mạnh từ các quốc gia phương Tây bắt nguồn từ những ngày hội như thế này. Để có thể tranh tài, các bạn học sinh đã trải qua cả một năm nỗ lực tập luyện bên cạnh những giờ học văn hóa.