Trong một hội nhóm phụ huynh có con học lớp 1, mọi người đang bàn tán sôi nổi về một bài toán có 9 chú ngựa khác nhau và yêu cầu học sinh phân loại các chú ngựa này thành hai nhóm, sau đó điền dấu so sánh (lớn hơn, nhỏ hơn) thích hợp.
- Chính thức lộ diện đại gia chống lưng cho Mai Phương Thúy, danh tính khiến fans ngỡ ngàng
- Loại cá được ví như ‘nhân sâm’ của người nghèo, vừa ngon vừa rẻ
- 10 món ngon từ su hào đổi vị cho mâm cơm gia đình bạn
- Rán trứng chỉ cần thêm một thìa này là trứng vàng ruộm, nở nhiều gấp đôi
- 4 cách làm nước chấm gà luộc đậm vị, chỉ nhà hàng 5 sao mới có
Điều khiến nhiều người hoang mang nhất là đề bài không đưa ra tiêu chí của mỗi nhóm ngựa được phân loại theo hành động, dáng đứng. Hơn nữa, trong hình mỗi chú ngựa lại có một dáng đứng khác nhau.
Bạn đang xem: Bài toán lớp 1 chia ngựa thành 2 nhóm, tưởng dễ ợt nhưng bố mẹ vò đầu bứt tai giải sao cho đúng?
Tuy nhiên, cũng có phụ huynh cho rằng chỉ cần chia số ngựa trên thành 2 nhóm rồi đếm số ngựa ở mỗi nhóm, cho vào ô vuông. Cuối cùng đánh dấu lớn hơn, nhỏ hơn là có thể hoàn thành bài toán.
Trong khi đó, một giáo viên tiểu học ở quận Tây Hồ cho biết, đây là dạng bài toán so sánh đơn giản. Theo đó, học sinh chỉ cần khoanh số lượng ngựa bất kỳ thành hai nhóm, đếm số lượng ngựa ở mỗi nhóm rồi sau đó điền số so sánh là xong.
Xem thêm : 4 loại thịt từ lợn tưởng ngon bổ mà nguy hiểm, đừng coi thường sức khỏe của mình!
Vì có 9 con ngựa nên khi chia thành 2 nhóm sẽ có 1 bên ít hơn. Dạng đề này là muốn kiểm tra học sinh đặt dấu so sánh có đúng không, độ hiểu đề của các em đến đâu.
Tương tự, có 1 bài toán lớp 1 cũng khiến phụ huynh “điên đầu”.
“Trong túi vải có 3 viên bi xanh và 1 viên bi đỏ. Không nhìn vào túi, làm thế nào bốc 1 lần mà được 1 viên bi đỏ – 1 viên bi xanh”.
Ngay khi bài đăng xuất hiện, không ít phụ huynh bày tỏ bất ngờ trước bài toán này.
Xem thêm : Gợi ý món ngon từ thịt ba chỉ cho mâm cơm ngày Tết thêm đầm ấm
“Toán lớp 1 khó quá, trong khi các con chưa đọc thông viết thạo”, “Phụ huynh còn nghĩ mãi không ra cơ mà”,… là những bình luận để lại.
Tuy nhiên, theo một giáo viên chia sẻ thì cách giải không khó đâu nhé. Cụ thể: “Muốn bốc được bi xanh thì bốc 2 viên, còn bốc bi đỏ thì bốc 4 viên. Vì đề bài chỉ nêu bốc 1 lần mà không giới hạn số bi ta lấy”.
“Bài toán này là dạng bài xác định giới hạn – 1 trong những nền tảng cơ bản để tiếp cận xác suất. Chắc là lấy theo chương trình Toán của bên Anh, Singapore hoặc Mỹ nhưng chưa có sự dẫn giải về lý thuyết phù hợp nên phụ huynh đọc thấy hoảng.
Mình nghĩ nếu các mẹ dạy con theo phương pháp tính toán Cambridge thì không khó. Xác định nhóm đối tượng cần tính giới hạn và giới hạn của nhóm đó để dự đoán là được. Nhưng quả thật, bài này đọc thì mình nghĩ 90% trẻ Tiểu học không giải được”, người này cho biết thêm.
Thực tế, không ít bài toán dạng này đang làm bố mẹ điên đầu nhưng các học sinh lớp 1 lại giải xong nhanh chóng vì đã được học và làm quen với cách tư duy mở trên lớp. Chính vì thế, khi dạy con thì bố mẹ không nên gò ép con phải giải bài tập theo hướng này hướng kia mà cứ để con tự suy nghĩ và hoàn thiện theo cách hiểu của con. Nếu sai thì cùng con từ từ tìm cách giải phù hợp, đồng thời giảng giải dễ hiểu để con ghi nhớ được lượng kiến thức mới.