Chúng ta cần phải hết sức cẩn trọng và tránh xa những kẻ tiểu nhân giả tạo, chỉ biết sống vì mình để tránh rước họa vào thân trong thời điểm bất ngờ.
- Cách làm bún dọc mùng ngon chuẩn vị Hà Nội, thịt, móng nhanh mềm ngọt nước, dọc mùng không ngứa nhờ thứ này
- Đi đâu cũng gặp quý nhân, làm gì cũng dễ kiếm tiền
- 4 cung hoàng đạo ăn nên làm ra, sự nghiệp thăng hoa, tiền vào chật túi, ngồi không cũng giàu
- ‘3 kiểu phụ nữ không nên cưới làm vợ dù xinh đẹp đến mấy’, ai lấy phải khổ cả đời
- Có nên trồng cây ngô đồng ở cửa nhà? Những đại kỵ cần nhớ cho những người yêu thích cây ngô đồng
Người đạo đức giả mở miệng là nói 4 câu này:
Bạn đang xem: Câu đầu tiên ở đâu cũng gặp
Lời nịnh hót
Đàn ông hay phụ nữ, ai cũng thích được người khác lắng nghe và dành những lời khen ngợi có cánh cho mình. Những kẻ đạo đức giả biết điều này và tìm cách lợi dụng nó. Cho dù trong lòng rất chán ghét, họ vẫn chẳng ngại nói những lời nịnh nọt ngọt ngào.
“Bạn thật tuyệt vời. Tôi thực sự rất bất ngờ đấy. Chắc chắn kỳ sau bạn sẽ là người chiến thắng tiếp.”
Tất nhiên, những lời nịnh hót họ nói ra đều có mục đích rõ ràng. Có thể bạn đang sở hữu điều gì đó có thể làm lợi cho họ hoặc có thể đằng sau những lời nịnh hót đó là sự mỉa mai. Đừng để bị lừa bởi những lời tưởng chừng ngọt ngào đó.
Tiền không thành vấn đề
Xung quanh chúng ta luôn có một số người hay khoe khoang tiền bạc. Câu cửa miệng của họ là: “Tiền không thành vấn đề” kèm theo thái độ hợm hĩnh, coi thường người khác. Nhưng đến khi xảy ra vấn đề cần dùng đến tiền, họ sẽ lập tức biến mất hoặc tìm cách lảng tránh.
Nguyên tắc và tính cách của một người ẩn chứa trong thái độ của họ đối với tiền bạc. Trên thực tế, nói chuyện thẳng thắn về tiền bạc sẽ không làm tổn thương tình cảm và chính cách tiếp cận mơ hồ mới khiến người khác cảm thấy khó chịu.
Bạn cũng đừng mong chờ sự giúp đỡ của những người bạn luôn nói: “Tiền không thành vấn đề”. Sự thật kiểu người này không hỗ trợ được bạn lúc khó khăn. Họ giống như “thùng rỗng kêu to” vậy, chẳng đáng tin tưởng, cũng chẳng có giá trị.
Còn những người tốt thật sự sẽ ít khoe khoang, luôn khiêm tốn. Họ không có tư duy giải quyết mọi việc bằng tiền nên dĩ nhiên không đặt tiền lên hàng đầu. Khi bạn gặp khó khăn, chắc chắn họ sẽ ở bên hỗ trợ trong tầm khả năng. Họ là người tốt bụng, tử tế.
Tôi biết nó sẽ như thế này
Trong môi trường làm việc hay trong cuộc sống, chúng ta thường gặp những người hay phán xét, luôn cho mình đúng, mình thông minh. Khi có vấn đề gì xảy ra, kiểu người này thường nói: “Tôi đã nói trước từ lâu, bạn làm như vậy là không đúng, nếu bạn nghe tôi thì…”.
Xem thêm : Tại sao phụ nữ thích mặc váy khi đi hẹn hò? Hóa ra vì bí mật này
Nhưng thực tế, họ không nói trước bất cứ điều gì, cũng không đưa ra đề xuất hay ý kiến nào mang tính xây dựng. Họ chỉ nói câu đó theo cảm tính bản thân. Họ là những người “vụng chèo, khéo chống”, không thật tâm, thậm chí không muốn nói là đạo đức giả.
Họ không bao giờ tìm lý do, nguyên nhân tử bản thân mà luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho người khác. Họ thiếu sự tôn trọng đối với mọi người xung quanh. Loại người này hẹp hòi, ích kỷ, thấy lợi là tranh vào mình, thấy người khác hơn mình liền tìm cách chà đạp.
Đối với kiểu người như vậy, điều duy nhất mà chúng ta nên làm là tránh xa, phớt lờ họ.
Sao keo kiệt vậy, nếu là tôi, tôi đã….
Đây là câu nói của những người giả vờ sống tử thế. Trong nhiều trường hợp, họ dùng những câu nói mang hàm ý phê phán đi kèm những triết lý để đi chỉ trích hành vi của người khác. Thế nhưng khi chuyện xảy ra với bản thân thì họ lại trở nên hẹp hòi, ích kỷ và làm ngược lại phát ngôn của mình trước đó.
Những người hay nói câu này thường hay nói đạo lý, tiếp đó là hạ bệ và coi thường người khác. Dù thích lôi lý lẽ ra phán xét người khác nhưng họ ít khi góp ý thẳng thắn với người được nói đến mà chỉ nói xấu sau lưng. Người hay nói những lời này thực chất là vì bản thân họ có tính đố kỵ, chẳng muốn ai hơn mình. Tuy nhiên, vì không có bản lĩnh nên họ chỉ dám nói sau lưng cho thỏa mãn lòng ghen tức.
Đây chính là kiểu người sống hai mặt. Bạn không nên kết giao với những kẻ tiểu nhân như vậy bởi biết đâu đến một ngày, bạn cũng có thể trở thành nhân vật chính trong những lời lẽ đạo lý của họ.
Lời khoe khoang cao ngạo
Người đạo đức giả bản chất không muốn khuất phục trước người khác. Họ không có nhiều năng lực mà chỉ thích khoe khoang về bản thân mình. Họ có thể thao thao bất tuyệt kể về những mối quan hệ của mình, về thành công mình đã đạt được ở một nơi nào đó, thích thể hiện sự hào nhoáng. Song thực tế họ lại là những người chẳng có sức mạnh nào đáng kể.
“Nếu không phải nhờ tôi thì làm sao bạn có thể đạt được điều đó. Không mau cảm ơn đi.”
Họ cao ngạo đến mức không ngại yêu cầu người khác phải nịnh bợ mình. Họ tự huyễn hoặc về vị trí của bản thân, thích sống trong cảm giác hơn người khác. Tuy nhiên, những người khôn ngoan sẽ chỉ coi họ như tên hề. Điều quan trọng không phải bạn nói thế nào mà là bạn đã hành động ra sao và đạt được những gì.
Cách của người thông minh đối phó với kẻ xấu tính
Đặt ra giới hạn
Xem thêm : Phụ nữ có 4 bộ phận này càng to càng nhiều tài lộc nên lưu ý khi làm đẹp để tránh gọt nhầm
Những người hay than phiền và có thái độ tiêu cực đem đến những câu chuyện không mấy tốt đẹp, lí do là bởi họ bế tắc trong việc giải quyết những vấn để của bản thân. Họ muốn kéo người khác vào câu chuyện của riêng mình để tìm kiếm sự an ủi.
Dù không thoải mái khi thường xuyên phải lắng nghe những lời than phiền nhưng nhiều người vì không muốn bị coi là mất lịch sự hay vô tâm nên đã tự khiến bản thân mình căng thẳng. Tuy nhiên, ranh giới giữa việc lắng nghe bằng sự cảm thông với lạc vào ma trận những cảm xúc tiêu cực của người khác thực sự rất mong manh.
Bạn có thể tránh điều này chỉ bằng cách đặt ra giới hạn và giữ khoảng cách cho mình khi cần thiết. Hãy suy nghĩ như thế này: Nếu một người hay phàn nàn đang hút thuốc, liệu bạn có ngồi đó cả buổi chiều hít khói thuốc không?
Chắc hẳn là không và bạn nên làm điều tương tự với những người thích than phiền. Một cách hữu hiệu khác để đặt ra giới hạn là hãy hỏi họ rằng liệu họ sẽ khắc phục những vấn đề họ gặp phải như thế nào. Khả năng họ sẽ im lặng, lờ đi hoặc hướng câu chuyện theo một hướng tích cực hơn.
Không để cảm xúc chi phối
Những kẻ xấu khiến bạn phát điên qua cách cư xử vô lối của họ. Bạn nhận ra điều đó nhưng tại sao lại cho phép bản thân đáp lại họ một cách cảm tính (cả tích cực lẫn tiêu cực) và sau đó bị mắc bẫy của họ?
Hãy từ bỏ ý định đánh bại những người như vậy trong trò chơi mà họ làm chủ. Đừng hành động thiên về cảm xúc khi đối đầu với họ. Bạn không nên mắc vào mớ cảm xúc hỗn độn đó mà phải giải quyết sự việc lí trí hơn.
Nâng cao nhận thức
Duy trì tâm lý tốt đòi hỏi khả năng nhận thức. Bạn không thể ngăn ai đó giật dây mình nếu chính bạn không nhận ra khi nào bản thân có khả năng bị như vậy. Đôi khi bạn sẽ thấy mình gặp phải những tình huống mà chỉ bạn mới có thể lựa chọn hướng giải quyết tốt nhất. Điều này tốt cho bạn và do đó đừng ngại dành chút thời gian cho việc này.
Hãy nghĩ thế này – nếu một người tâm thần không ổn định lại gần bạn và nói rằng anh ta là Tổng thống, chắc chắn bạn sẽ không thể làm anh ta hiểu rằng sự thật không phải vậy. Khi bạn thấy mình và đồng nghiệp không cùng quan điểm, đôi khi tốt nhất bạn chỉ nên mỉm cười và gật đầu.
Còn nếu thực sự cần phải rạch ròi đúng sai, bạn nên dành thời gian để chuẩn bị một phương án tốt nhất.
Tập trung vào giải pháp hơn là vấn đề
Vấn đề bạn quan tâm quyết định trạng thái cảm xúc của bạn. Càng ám ảnh về những điều bạn đang phải đối mặt càng khiến bạn căng thẳng và nảy sinh cảm xúc tiêu cực. Ngược lại, khi dồn trí lực để cải thiện tình hình, bạn cảm thấy bớt căng thẳng và suy nghĩ tích cực hơn.
Ý nghĩ của bạn về những người cực kỳ xấu tính sẽ khiến họ chiến thắng và áp đảo bạn. Ngừng suy nghĩ về đối thủ, thay vào đó hãy tập trung suy nghĩ làm thế nào để đối phó với họ. Điều đó sẽ giúp bạn kiểm soát được tình hình, giảm bớt căng thẳng mỗi khi phải tiếp xúc với họ.