Rất nhiều người mang theo điện thoại khi ngồi bồn cầu đi vệ sinh, thậm chí còn hào hứng xem điện thoại giải trí rất lâu trong nhà vệ sinh. Thiết bị di động rất tiện lợi nên nhiều người thích mang chúng theo. Trước đây khi thời đại công nghệ chưa phát triển thì nhiều người lại mang sách báo vào ngồi đọc. Bây giờ thì họ cho rằng điện thoại là thiết bị tiện lợi hơn nên càng dễ mang theo. Khảo sát của NordVPN thực hiện cho thấy, 65% người được hỏi (trong 9.800 người trưởng thành tham gia khảo sát) thừa nhận họ sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh hoặc trong nhà tắm.
- Hà Hồ cuối cùng cũng tiết lộ thông tin Lisa hay Leon mới là em út trong nhà
- Học người xưa 9 phương pháp dưỡng sinh cực kỳ tâm đắc để sống trường thọ
- Chi Pu chăm biến hóa kiểu tóc khi tham gia chương trình Trung Quốc, lần nào xuất hiện cũng gây sốt
- Khi chiên rán, thêm vào chảo vài giọt này, vừa không bị bắn dầu, đồ ăn lại giòn rụm, để lâu không ỉu
- Hồ Hoài Anh lộ diện, thần thái ra sao sau biến cố?
Theo tiến sĩ Roshini Raj, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại Trung tâm y tế NYU Langone, đồng thời là tác giả của cuốn sách “Cải tạo đường ruột” khẳng định thí quen này rất tai hại nên không nên mang chúng đi theo, đặc biệt không nên đi vệ sinh nhiều hơn 10 phút. Tuy nhiên bà cũng thừa nhận không có tiêu chuẩn cụ thể nào trong vấn đề này, nhưng việc đi vệ sinh quá lâu có thể dẫn đến các bệnh lý tiềm ẩn.
Bạn đang xem: Mang điện thoại vào nhà vệ sinh, rước vào thân nhiều bệnh nguy hiểm, quá nhiều người chủ quan bệnh chưa phát chưa sợ
Tiềm ẩn khi mang điện thoại đi vệ sinh
Mang điện thoại đi vệ sinh khiến bạn ngồi trong nhà vệ sinh lâu hơn từ đó dẫn tới nhiều hệ lụy:
Ngồi lâu tăng nguy cơ bệnh trĩ: Ngồi trong thời gian dài có thể dẫn đến bệnh trĩ, các tĩnh mạch sưng đau đôi khi ở vùng hậu môn. Một phần nguyên dẫn đến việc này là do thiết kế của bồn cầu. “Chúng ta biết mọi bồn cầu đều trống ở giữa. Điều này sẽ khiến khu vực hậu môn, trực tràng trùng xuống thấp hơn so với phần được cơ đùi nâng đỡ” nên càng có nguy cơ sinh bệnh trĩ khi bạn ngồi lâu trong đó. Khi hậu môn không được nâng đỡ thì chung lơ lửng gây ra áp lực lên tĩnh mạch làm tăng lòi trĩ. Hơn nữa nhu động ruột là tên gọi của các cơn co thắt tiến triển giúp di chuyển phân qua ruột đến trực tràng. Ngồi trong nhà vệ sinh trong thời gian dài mà không làm bất cứ điều gì có thể cản trở quá trình đó.
Xem thêm : Lê Dương Bảo Lâm đáp trả khi bị nghi làm màu, Cường Đô La thừa nhận mặc nhầ quần của vợ
Càng ngồi lâu càng rước nhiều mầm bệnh: Môi trường ở phòng vệ sinh hoặc phòng tắm ẩm ướt và rất nhiều vi khuẩn hoạt động. Do đó khi mang theo điện thoại lại ngồi lâu trong đó khiến bạn tiếp xúc với càng nhiều mầm bệnh hơn. Đặt điện thoại trên kệ bồn rửa mặt, hoặc cầm vào xem lâu thì vi khuẩn tấn công vào điện thoại, sau đó là sẽ truyền sang bạn trong quá trình dùng. Việc bạn ngồi lâu trong nhà vệ sinh khiến vi khuẩn xâm nhập vào mắt, mũi, tóc, đường thở… Sau đó rất nhiều bệnh có thể nhiễm khi bạn ngồi lâu trong nhà vệ sinh, khi mang theo điện thoại đi cùng:
Nhiễm khuẩn
Điện thoại di động còn bẩn hơn cả bệ ngồi trong nhà vệ sinh. Điện thoại di động được cho là có E.coli, loại vi khuẩn gây ra ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng và ngoài ra còn nhiều loại vi khuẩn hơn nhiều.
Nguy cơ mắc bệnh trĩ
Khi vừa đi vệ sinh vừa dùng điện thoại, thời gian bạn ngồi trên bồn cầu sẽ kéo dài hơn. Lúc này, các cơ quan trong cơ thể sẽ chịu áp lực lớn. Đây chính là nguyên nhân khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Bệnh trĩ không chỉ khiến bạn khó chịu trong sinh hoạt mà còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khi phẫu thuật không đúng và có thể nguy hiểm.
Xem thêm : 4 món ăn Việt Nam nằm trong danh sách món ngon nhất thế giới, số 1 nhiều người ăn hằng ngày
Hạn chế hoạt động trí nhớ
Điện thoại di động có thể gây ra tình trạng gián đoạn suy nghĩ và sự tập trung. Ngoài ra, vừa dùng điện thoại vừa đi vệ sinh còn hạn chế khả năng giải quyết các vấn đề có tính quyết đoán trong cuộc sống của bạn.
Làm rối loạn chức năng sàn chậu
Dành nhiều thời gian ngồi trong bồn cầu không hợp lý cho chức năng nâng đỡ sàn chậu. Ngồi quá lâu ở 1 tư thế khiến cho cơ sàn xương chậu không còn đủ khỏe để nâng đỡ các cơ quan trên.
Tất cả những điều trên sẽ gây hệ lụy vô cùng nguy hiểm. Nhưng chúng không phải hay phát bệnh cấp thế nên nhiều người còn chưa biết sợ, còn chủ quan. Hãy phòng bệnh hơn chữa bệnh.