Tất niên là gì?
- Trồng 1 cây cũng đủ phát lộc may mắn
- 4 mẹo giúp Mỹ Tâm đẩy lùi lão hóa, U50 mà ngỡ như mới 20
- Vì sao đàn ông càng già càng ”háo hức” với thiếu nữ trẻ, hóa ra chỉ vì muốn 1 thứ
- 4 tuổi xông đất, mở hàng đẹp nhất năm Giáp Thìn 2024, giúp gia chủ cả năm may mắn, làm ăn phát đạt
- Bạn trai 9 năm của Lý Nhã Kỳ là ai? Lý do tan vỡ khiến dân tình ngỡ ngàng
Tất niên là một trong những nghi thức quan trọng để kết thúc năm mới, chào đón năm cũ. Theo nghĩa Hán Việt, tất là hết, xong, hoàn thành; niên là năm.
Bạn đang xem: Ngày đẹp, giờ đẹp cúng Tất niên năm 2024
Các gia đình thường sẽ chuẩn bị một mâm cúng dâng lên thần linh, tổ tiên vào ngày cuối năm. Sau khi lễ cúng tất niên hoàn tất, các thành viên trong gia đình sẽ quây quần, sum vầy bên mâm cơm.
Ngày đẹp, giờ tốt cúng tất niên năm Giáp Thìn 2024
Thông thường, tất niên sẽ được tổ chức vào ngày cuối cùng của năm âm lịch (29 hoặc 30 Tết tùy từng năm). Tuy nhiên, một số gia đình có thể tổ chức sớm hơn, để con cháu có thể quy tụ về đông đủ. Nhìn chung, có thể làm tất niên sớm từ ngày 25 tháng Chạp. Tốt nhất thì có thể chọn cúng tất niên vào ngày 29 Tết (8/2/2024) hoặc 30 Tết (9/2/2024).
Tất niên thường diễn ra vào buổi chiều hoặc buổi tối. Sau khi cúng tất niên, ngoài con cháu tỏng nhà, gia chủ có thể mời thêm khách đến chung vui.
Một số ngày đẹp, giờ đẹp có thể thực hiện lễ cúng tất niên:
Ngày 26 tháng Chạp (5/2/2024): tức ngày Kỷ Hợi, tháng Ất Sửu, năm Quý Mão. Giờ đẹp:
– Canh Ngọ (11 giờ – 13 giờ): Thanh Long
– Tân Mùi (13 giờ -15 giờ): Minh Đường
– Giáp Tuất (19 giờ -21 giờ): Kim Quỹ
– Ất Hợi (21 giờ – 23 giờ): Bảo Quang
Ngày 29 tháng Chạp (9/2/2024): tức ngày Nhâm Dần, tháng Ất Sửu, năm Quý Mão. Giờ đẹp:
– Giáp Thìn (7 giờ – 9 giờ): Kim Quỹ
– Ất Tị (9 giờ – 11 giờ): Bảo Quang
– Đinh Mùi (13 giờ – 15 giờ): Ngọc Đường
Xem thêm : Những loại cây cảnh cho hoa cực đẹp nhưng cực độc, rất nhiều nhà trồng, cần lưu ý không họa sát thân
– Canh Tuất (19 giờ – 21 giờ): Tư Mệnh
Ngày 30 tháng Chạp (9/2/2024): tức ngày Quý Mão, tháng Ất Sửu, năm Quý Mão. Giờ đẹp:
– Mậu Ngọ (11 giờ – 13 giờ): Kim Quỹ
– Kỷ Mùi (13 giờ -15 giờ): Bảo Quang
– Tân Dậu (17 giờ – 19 giờ): Ngọc Đường
Mâm cúng tất niên có gì?
Mâm cúng tất niên có thể chuẩn bị theo phong tục địa phương, quan niệm và điều kiện của gia đình. Trong lễ cúng không thể thiếu hương, đèn, hoa tươi, trái cây tươi. Ngoài ra, gia chủ chuẩn bị một số lễ vật gồm gạo, muối, nước lọc, trà, rượu trắng, giấy tiền vàng mã, bánh kẹo, trầu cau, xôi, chè, bánh chưng, bánh tét, giò lụa…
Mỗi vùng miền sẽ có một cách chuẩn bị mâm cỗ tất niên khác nhau, gia chủ lựa theo quan niệm và điều kiện của gia đình chuẩn bị cho phù hợp. Mâm cúng tất niên hay các mâm cúng khác không yêu cầu cao sang, sơn hào hải vị, cốt yếu vẫn nằm ở sự thành tâm, nghiêm túc, trang trọng.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.