Tỏi đen là gì?
- Loại cá đầy chợ Việt tốt như cá hồi nhưng rẻ chỉ bằng 1/5 lại không bị “ngậm” thủy ngân như cá hồi
- Chỉ cần 1 bước nhỏ, bánh nóng giòn như mới ra lò, không khô cứng
- Bật mí thực phẩm dưỡng nhan, phòng ung thư cực tốt xuất hiện trong tiệc cưới của Thanh Hằng
- Thịt gà ăn kèm lá chanh, không chỉ là gia vị tạo thơm mà đó là bài thuốc chữa bệnh, không biết là thiếu xót
- Chưa cần đến An Giang, bạn đã có thể thưởng thức đặc sản gà hấp lá trúc chuẩn vị ngay tại nhà
Tỏi đen là kết quả của quá trình lên men từ tỏi trắng, trong đó các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, áp suất và thời gian được kiểm soát chặt chẽ. Quá trình lên men tỏi đen thường được thực hiện ở nhiệt độ khoảng 50 – 60 độ C và độ ẩm từ 80 – 90%, kéo dài trong khoảng thời gian từ 60 đến 90 ngày.
Bạn đang xem: Những ai tuyệt đối không nên ăn tỏi đen?
Khi quá trình lên men kết thúc, tỏi đen có hàm lượng dưỡng chất cao và có tác dụng mạnh trong việc điều trị bệnh. Ước tính cho thấy hàm lượng chất dinh dưỡng trong tỏi đen tăng từ 120 – 900% so với tỏi trắng trước khi lên men. Tỏi đen thường có hương vị ngọt và không có mùi nồng như tỏi trắng thông thường.
Tác dụng của tỏi đen
Tỏi đen có tác dụng phục hồi tổn thương cơ bắp cho tập luyện, cải thiện chức năng tiêu hóa, giúp cơ thể chống mệt mỏi, nhuận gan, nhuận táo, thúc đẩy giấc ngủ, cải thiện chức năng của tuyến tiền liệt và các chức năng khác trong cơ thể.
Tỏi đen giúp thu dọn gốc tự do rất mạnh, hiện nay đã biết trên 80 bệnh lý khác nhau có nguyên nhân liên quan đến gốc tự do. Có thể nói, tỏi đen là dược liệu dùng để phòng bệnh rất tốt.
Tỏi đen có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ tế bào gan, do đó được dùng trong trường hợp viêm gan, xơ gan, hàng ngày tiếp xúc với các chất độc hại, phơi nhiễm với chất phóng xạ.
Tỏi đen có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, do đó được dùng cho người bị suy giảm miễn dịch do dùng hóa chất hoặc chiếu xạ, người ốm lâu ngày sức khỏe bị suy kiệt. Đặc biệt, với trường hợp bệnh nhân bị cúm, tỏi đen giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng, khỏe mạnh trở lại.
Xem thêm : Người xưa dùng 9 phương pháp dưỡng sinh cực kỳ tâm đắc này để sống khỏe mỗi ngày
Tỏi đen có tác dụng ức chế một số dòng tế bào ung thư như ung thư vú, ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng.
Ngoài ra, tỏi đen còn được chứng minh có tác dụng hạ cholesterol máu, giảm mỡ máu, tăng HDL – Cholesterol, điều hòa đường huyết, do đó, rất tốt cho hệ tim mạch, đặc biệt là đối tượng có nguy cơ cao như người béo, mỡ máu.
Những ai không nên ăn tỏi đen?
– Phụ nữ mang thai
– Người nội nhiệt (nóng trong)
– Người dị ứng với tỏi
– Người dùng thuốc chống đông máu
– Người mắc bệnh tiêu chảy
– Người bị huyết áp thấp
Xem thêm : Đàn ông thích quan hệ với phụ nữ béo hay phụ nữ gầy? 3 người đàn ông nói lên sự thật
– Người mắc bệnh về mắt
– Người mắc bệnh về gan, thận
Ngoài ra, những người sử dụng rượu ngâm tỏi đen, thuốc tỏi… dài ngày cũng cần thận trọng.
Ăn tỏi đen thế nào cho đúng?
Mỗi ngày, bạn có thể ăn một đến ba củ tỏi đen cô đơn, tương đương 3 – 5 gram. Lưu ý, khi ăn, bạn nên nhai kỹ để các thành phần phát huy công dụng, đồng thời không nên dùng quá liều lượng vì có thể gây những phản ứng ngược và tác dụng phụ.
Tỏi đen có thể dùng theo các cách sau:
– Ăn trực tiếp: Nên dùng 2-3 củ tỏi đen mỗi ngày, người già thì nên sử dụng 1-2 củ. Nên ăn riêng thay vì ăn cùng những món khác, vì tỏi đen có thể phản ứng với gia vị, tạo ra những tác dụng phụ không mong muốn.
– Ngâm rượu: Tốt nhất là dùng rượu nếp nguyên chất, uống mỗi ngày một lần, mỗi lần 50 ml.
– Ngâm với mật ong: Tỏi đen khi kết hợp với mật ong sẽ có tác dụng rất mạnh, đặc biệt là ở trẻ em có bệnh do thay đổi thời tiết.