Tạ mộ là một phong tục đẹp của người Việt. Cuối năm, nhà nhà đều đi tạ mộ và mời ông bà tổ tiên và người thân đã khuất về ăn Tết cùng con cháu. Dưới đây là 3 ngày đẹp nhất cuối năm Quý Mão 2023 để đi tạ mộ.
- Mặc kệ Thái Tuế 2024, 3 tuổi vẫn làm đâu trúng đấy, tiền tiêu thả ga
- Không cần đồ chõ hay xửng hấp, nấu bằng nồi cơm điện theo cách này xôi dẻo, nhanh chín bóng mẩy chuẩn thắp hương
- 4 chiêu mặc áo khoác dáng dài hack chiều cao cho cô nàng nấm lùn
- Đây là 5 loại hoa đẹp, mang nhiều tài lộc cho gia chủ
- 5 nét tướng của phụ nữ càng xấu càng có lộc, ai lấy được là phúc 3 đời
3 ngày đẹp nhất cuối năm Quý Mão 2023 để đi tạ mộ
Bạn đang xem: Tổ tiên ưng bụng, năm mới ban lộc, đổi vận giàu sang
Việc chọn giờ đẹp để tiến hành lễ tạ mộ cuối năm sẽ giúp cho công việc đắc được linh khí tốt, thể hiện sự chu đáo của gia chủ đối với việc tâm linh. Lễ Tạ mộ diễn ra cuối năm, thường cận Tết Nguyên đán. Đây là phong tục đẹp của người Việt, thể hiện lòng biết ơn, đạo lý uống nước nhớ nguồn của con cháu dành cho ông bà, cha mẹ, tổ tiên nhà mình.
Theo quan niệm dân gian, đi tạ mộ cuối năm việc cần làm là các gia đình ra mộ phần tổ tiên, nơi an táng người thân đã khuất của mình để lễ tạ Thổ thần, bồi đắp sang sửa mộ phần và xung quanh cho sạch sẽ, thoáng đãng, rồi thắp hương mời hương linh gia tiên về cùng con cháu sum vầy đón năm mới.
Tùy từng phong tục tập quán của từng địa phương mà việc sắm lễ và cúng lễ tạ mộ phần cuối năm có sự khác biệt. Thông thường người dân dâng lễ mặn ở cúng Thần linh tại ban thờ chính ở nghĩa trang lớn, hoặc miếu quan Thần linh nếu là nghĩa trang nhỏ, còn ở cánh đồng nhỏ thường gia đình mang theo bàn nhỏ bày lễ. Lễ cúng Tạ mộ ngoài nghĩa trang, cánh đồng tùy điều kiện gia chủ mà sắm sửa lễ nhiều hay ít, nhưng không thể thiếu hương, nến, hoa quả, vàng mã… Và quan trọng nhất là con cháu thành tâm nhớ tới ông bà, tổ tiên.
Xem thêm : Khử thâm môi thực chất là gì? Khử thâm môi và phun môi có gì khác nhau?
Tùy điều kiện thời gian, thời tiết và sức khỏe mà các gia chủ sắp xếp công việc phù hợp, miễn sao thể hiện được sự thành tâm đối với tổ tiên và thần linh. Gia chủ có thể tiến hành vào các khung thời gian như sau:
– Ngày 3/2 (24 tháng Chạp) tiến hành vào giờ Thìn (7 – 9h), hoặc giờ Mùi (13 – 15h).
– Ngày 6/2 (27 tháng Chạp) tiến hành vào giờ Thìn (7 – 9h), hoặc giờ Thân (15 – 17h).
– Ngày 8/2 (29 tháng Chạp) tiến hành vào giờ Thìn (7 – 9h), hoặc giờ Mùi (13 – 15h).
Lễ vật khi đi tạ mộ cuối năm
Ngày nay các nhà phong thủy, nhà sản xuất đồ thờ cúng có nhiều cách giúp người dân thực hiện bao sái, nạp khí cho khu lăng mộ, mộ trạch dễ dàng, an toàn và hiệu quả. Lễ tạ mộ cuối năm các nhà phong thủy khuyên người dân nên dùng nước thơm bao sái, bột trừ tà, hương, gạo vàng thần tài giúp tăng vượng khí cho mộ phần.
– Nước thơm bao sái (là sản phẩm được ngâm lắng từ các loại thảo mộc tự nhiên dùng bao sái, tẩy trừ tạp khí, uế khí, tăng cường sinh khí cho mộ phần. Mua những chai nước này về (hoặc tự mua bột thảo mộc về ngâm), tới khi cần thì đem ra dùng. Khi đi tạ mộ sau khi làm sạch bia mộ, thân mộ thì dùng khăn sạch thấm nước thơm khai vận để lau, bao sái khu vực bia mộ, bát hương, đồ thờ, và có thể tưới xung quanh khu vực lăng mộ (nếu có).
– Bột trừ tà khai vận – gồm bột ngũ vị hương, gạo vàng thần tài, nụ trầm – kết tinh từ nguồn sinh khí của đất trời giúp xông khí, tẩy uế cho không gian, khu vực mộ phần.
– 1 hộp hương.
– 1 hộp Gạo vàng Thần Tài chế tác từ cát vàng, đá tự nhiên thuần khiết. Mỗi công đoạn chế tác đều vận dụng theo các nguyên lý ngũ hành: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, dùng để nạp tài, dẫn khí hiệu quả.
Công việc trong lễ tạ mộ là dọn dẹp sạch sẽ cho phong quang, thoáng đáng mộ phần của người đã mất. Là mộ đất có thể đắp lại nấm cho đầy đặn, rẫy hết cỏ dại, cây hoang mọc trùm lên mộ, cũng là cách giảm bớt rắn, chuột đào hang, làm tổ. Đắp thêm đất lên mộ, sửa sang mộ tổ tiên, ông bà và mời tổ tiên, ông bà về ăn tết.