Đinh lăng là loại cây trồng gắn bó với nhiều gia đình Việt từ thời ông cha. Đinh lăng cũng như nhân sâm càng lâu năm càng giá trị. Đặc biệt toàn bộ hoa lá thân, rễ đinh lăng đều là những vị thuốc quý và là những “sản vật” dùng trong đời sống hàng ngày gắn bó với người Việt.
- Những điều cần ghi nhớ khi lựa chọn sản phẩm chăm sóc da vào mùa lạnh
- Trai hay gái đều tài ba hơn người, lớn lên cha mẹ được nhờ
- Ai là người tốt nhất để chọn chung sống khi về già? Xem xung quanh bạn có 3 người này không?
- Mối quan hệ vợ chồng sẽ tốt đẹp khi có đủ ”ba chữ” này
- 9 điều quý giá giúp nuôi dưỡng bạn, cuộc sống sẽ ngày càng tốt đẹp lên
Cây đinh lăng là cây thân gỗ nhỏ, cao vừa phải tầm dưới 1,5m, thuộc họ ngũ gia bì. Đinh lăng có tên khoa học là Polyscias fruticosa L. Harms, không lông, không gai, lá kép 3 lần lông chim, dài 20 – 40 cm.
Bạn đang xem: Trồng đinh lăng trong nhà được không?Chuyên gia mách “vị trí vàng” trồng đinh lăng giúp giàu có, cây càng già bạn càng giàu
Đinh lăng từ xa xưa đã là vị thuốc quý trong Đông y. Đông y sử dụng toàn bộ lá, cành thân, rễ đinh lăng để làm thuốc giải độc, lợi niệu, tiêu mẩn ngứa. Rễ củ đinh lăng có tác dụng thông huyết mạch, tiêu sưng viêm, giảm đau, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, yếu sức nên rất quý. Trong dân gian, lá đinh lăng được sử dụng thường xuyên làm món ăn như gia vị cuốn nem, dùng làm lá trong các món gỏi, dùng để làm trà uống hàng ngày.
Ý nghĩa phong thủy của đinh lăng
Về phong thủy, cây đinh lăng là loài cây giúp gia chủ ngăn chặn tà khí xông vào nhà. Đinh lăng trấn giữ năng lượng bình an tốt lành, tiêu tán khí độc, giúp gia chủ tụ tài hút lộc. Đinh lăng trong phong thủy được xem là thần giữ của cho gia đình. Trong đời sống đinh lăng còn tạo ra của, bởi củ rễ đinh lăng từ 6 năm tuổi trở lên được bán trên thị trường giá rất cao. Cứ dịp cuối năm củ đinh lăng càng có giá, trở thành “báu vật” để ngâm rượu và là món dược liệu làm giàu, là cây kinh tế cho nhiều gia đình.
Đinh lăng mang lại tài vận may mắn, tích tụ khí tốt, giúp gia đình hạnh phúc, hòa thuận, yêu thương nhau,con cháu vui vẻ đông đủ, người già trường thọ hưởng phúc lành may mắn, thế hệ gia đình giàu sang phú quý.
Trồng đinh lăng trong nhà được không hay trồng vị trí nào giúp giàu có, thu hút tài lộc?
Cây đinh lăng được biết đến là cây trồng trông dáng vóc đơn giản nhưng lại ngầm giữ của cho gia đình.
Xem thêm : Lâm Khánh Chi gây choáng khi khoe ảnh không mảnh vải che thân, tiết lộ luôn số đo 3 vòng
Đinh lăng là cây ưa sáng. Bạn có thể trồng chậu cây đinh lăng trong nhà nhưng nên để gần ban công, cửa sổ có ánh sáng và thường xuyên mang chậu ra tắm nắng. Còn đinh lăng tốt nhất nên trồng trước nhà để trấn an trấn trạch và làm thần gác cửa giữ tài sản cho gia đình.
Đặc biệt nếu nhà bạn có sân vườn, trồng đinh lăng ngoài sân vườn sẽ cho giá trị kinh tế cao khi thu hoạch lại mang lại điều kiện sinh trưởng tốt hơn cho đinh lăng.
Trong nhà chỉ nên trồng chậu nhỏ, có thể đặt ở cửa sổ phòng khách phòng ngủ. Tuy nhiên nếu nhà chật thì bạn nên mang chậu đinh lăng ra ngoài vào buổi tối tránh bị tranh khí oxy.
Lưu ý trồng đinh lăng hợp phong thủy
Khi trồng đinh lăng trước nhà nên tránh việc trồng cây chắn giữa lối đi. Đinh lăng nên trồng bên trái hoặc phải lối đi. Theo phong thủy cây đinh lăng hỗ trợ thu hút tài lộc, nên bạn có thể trồng ở hai bên thềm nhà.
Chậu bonsai đinh lăng cũng rất đẹp mắt để bài trí cho phòng khách tuy nhiên bạn cần chú ý cách chăm sóc bonsai sẽ tỉ mỉ cầu kỳ hơn chăm sóc cây chậu thường.
Cách chăm sóc đinh lăng cho cây phát triển quanh năm
Đinh lăng là cây dễ trồng nhưng bạn cần lưu ý một số điêm sau:
Xem thêm : Có nên trồng cây ngô đồng ở cửa nhà? Những đại kỵ cần nhớ cho những người yêu thích cây ngô đồng
Chọn cây giống: Thay vì giâm giống thì bạn nên chọn những cây giống khỏe mạnh từ 2 năm tuổi trở lên thì khi trồng cây sẽ lên tốt và tỷ lệ sống cao. Khi chọn cây ở nhà vườn, bạn nên cành khỏe, cành bánh tẻ (vừa hóa nâu).
Chọn đất: Đất trồng đinh lăng nên tơi xốp thoáng khí thoát nước tốt. Chậu đinh lăng muốn phát triển nên có chậu to hoặc trồng đất. Nên pha thêm trấu, xơ dừa cho đất tơi xốp.
Khi mới trồng nên phủ lên bề mặt chút bèo tây, rễ rau thừa, rơm dạ để giữ ẩm cho cây. Đinh lăng có thể trồng và phát triển tốt quanh năm, nhưng thời gian cây sống tốt, phát triển nhanh nhất là vào mùa xuân khoảng từ tháng 1 tới tháng 4.
Tưới nước cho đúng: Cây đinh lăng không cần tưới nước thường xuyên vì cây sợ bị úng và có thể chịu được khô hạn.
Phòng sâu bệnh cho cây: Bạn nên để ý phòng sâu bệnh cho cây đinh lăng bằng cách dùng các thuốc trừ sâu có tính nội hấp, lưu dẫn khi cây có biểu hiện sâu bệnh. Từ năm thứ 2 trở đi, cây dễ bị chuột cắn rễ, cần có các biện pháp diệt chuột thường xuyên.
Đinh lăng có thể thu hoạch dùng rễ từ năm thứ 3 trở đi. Từ năm thứ 6 đinh lăng cho giá trị hoạt chất cao hơn nên giá sẽ cao hơn.
Đinh lăng là cây quý trong đời sống. Bạn có thể dùng lá đinh lăng làm món ăn, làm trà, chăm sóc sức khỏe hàng ngày. Chính vì thế đinh lăng không chỉ giữ tiền của theo phong thủy mà là cây cho bạn tăng sức khỏe.
* Thông tin mang tính chất tham khảo