Nguyên liệu, dụng cụ cần có
- Da nhạy cảm, dễ tổn thương nên ghim ngay những lưu ý quan trọng này khi chọn mỹ phẩm
- 4 cung hoàng đạo ăn nên làm ra, sự nghiệp thăng hoa, tiền vào chật túi, ngồi không cũng giàu
- 4 cây cảnh mang ý nghĩa phong thuỷ tốt lành, trồng trong nhà để gia đình luôn thuận hoà, giàu sang khó ai bằng
- Nhà bỗng thấy 3 vị khách đặc biệt này là Thần Tài tới, không khó chịu thì sắp giàu to, tài lộc phơi phới
- Có nên trồng cây hoa ngọc lan trước cổng nhà không?
– Củ gừng già: Chọn củ to, đẹp, không hư hỏng hay mọc mầm.
Bạn đang xem: Trồng gừng trong chậu, phương pháp đơn giản cho năng suất cao, thu hoạch củ quanh năm
– Đất trồng
– Chậu trồng: Có lỗ thoát nước
– Dụng cụ làm vườn
Thời điểm trồng gừng
Bạn có thể trồng gừng vào bất kỳ thời điểm nào trong năm nhưng để đảm bảo thuận lợi cho sự phát triển thì nên trồng vào đầu mua xuân nếu ở miền Bắc và đầu mùa mưa (tháng 5, tháng 6) nếu ở miền Nam. Đây là thời điểm khí hậu mát mẻ, dễ chịu, kích thích khả năng sinh trưởng nhanh chóng của cây.
Xem thêm : 5 sai lầm chăm sóc da bạn có thể mắc phải có thể khiến làn da của bạn bị lão hóa
Chuẩn bị đất trồng
Vì cây gừng không kén đất trồng nên bạn có thể dùng nhiều loại đất khác nhau mà vẫn giúp cây sinh trưởng. Nhưng bạn nên lưu ý lựa chọn các loại đất sạch, giàu dinh dưỡng, có trộn phân trùn hoặc phân hữu cơ và đảm bảo độ tơi xốp cũng như thoát nước tốt. Như vậy thì cây gừng sẽ phát triển một cách dễ dàng và thuận lợi hơn.
Trồng gừng vào chậu
Trước về bạn hãy dùng dao để chia nhỏ củ gừng ban đầu đã chuẩn bị thành 5 – 6 phần. Tiếp đến đem mỗi phần đi ngâm với dung dịch ngừa nấm sau khi đã ngâm qua đêm để giúp cây khi trồng khoẻ mạnh và lớn nhanh.
Bước tiếp theo là đem những miếng gừng đó đi ủ trong khay nhựa có chứa trấu hun hoặc đất trồng, phủ bên trên bằng một lớp xơ dừa. Bạn tiến hành tưới nước dưỡng ẩm thường xuyên để giúp gừng nhanh mọc mầm. Khoảng 2 – 3 tuần là các miếng gừng sẽ mọc mầm và có thể mang đi trồng ngoài chậu.
Sau đó bạn cho đất vào trong chậu sau cho đầy khoảng 2/3 chậu. Đặt các miếng gừng đã mọc mầm vào trong chậu sao cho vùi sâu dưới mặt đất khoảng 2-3cm. Các phần mọc mầm phải hướng lên trên mặt đất để còn tiếp tục phát triển.
Cuối cùng là tưới nước dưỡng ẩm cho đất trồng, tránh tưới quá nhiều hoặc để đất trồng quá khô. Một thời gian ngắn sau cây sẽ thích nghi với điều kiện trồng ngoài chậu và tiếp tục phát triển.
Xem thêm : Người đầu tiên quan trọng nhất
Chăm sóc sau khi trồng
Trồng gừng xong bạn nên đặt chậu cây ở nơi thoáng mát, có ánh nắng chiếu vào. Như vậy cây có thể quang hợp, lá tươi tốt và tạo ra những củ gừng mới to, mập mạp hơn.
Bạn không nên đặt chậu cây ở nơi khuất khó, tối tăm vì như vậy sẽ khiến cây trở nên còi cọc, củ không được to.
Cây gừng không cần tưới nhiều nước vì dù thích ẩm nhưng khả năng chịu ngập úng kém, chỉ cần vừa đủ để dưỡng ẩm cho cây. Nếu bạn trồng gừng ngoài đất vườn thì không nên tưới nước khi vào mùa mưa, cây vẫn sẽ sự phát triển như bình thường.
Cây gừng gần như không bao giờ bị sâu bệnh tấn công nên bạn không mất quá nhiều công chăm sóc. Chỉ cần chú ý loại bỏ cỏ dại hoặc yếu tố xâm nhập từ bên ngoài để bảo vệ cây trồng.
Thu hoạch
Tính từ lúc trồng gừng cho đến khi thu hoạch sẽ mất khoảng 5 – 6 tháng. Bạn càng để lâu củ gừng càng già, kích thước càng lớn. Nhưng nếu muốn dùng làm gia vị thì nên thu hoạch sớm một chút. Khi thu hoạch củ gừng, bạn lưu ý tránh cắt đứt các nhánh của chúng hoặc làm xây xát nghiêm trọng để tiện lợi trong quá trình bảo quản sau này.