Cây cau vàng là loài thực vật có tên khoa học là Chrysalidocarpus lutescens, thuộc họ Cau (Arecaceae). Đây là loài cây vốn có nguồn gốc từ châu Phi, được trồng rộng rãi tại nhiều quốc gia có khí hậu nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Ở nước ta, loài cây này rất được ưa chuộng để làm cây cảnh phong thủy, do những giá trị mà nó mang lại.
- Chuyên gia chia sẻ cách nạp tài trong vận 9 để mang lại may mắn
- Qua đêm nay, 4 tuổi khai thông tài vận, liên tiếp gặp may, trải thảm đón quý nhân, mở cửa rước Thần Tài
- 3 con giáp sang năm 2024 thích hợp thay đổi công việc, kiếm tiền thuận lợi
- Người xưa nói chẳng sai: 2 nơi trong nhà giữ sạch sẽ, gia chủ giàu có, con cái sự nghiệp thành đạt
- Nữ tuổi Quý Hợi nên đặt bàn thờ Thần Tài hướng nào hút tài lộc?
Cây cau vàng là giống cây thân gỗ nhỏ, có chiều cao trung bình từ 3-7m, thân cây chia làm nhiều nhánh nhỏ tại gốc, mỗi nhánh lại phát triển tạo thành những tán lá mới. Lá cây có dạng lông chim, mọc thuôn dài với độ dài khoảng 1m, bề rộng từ 20-30cm. Các lá mọc đan xen lẫn nhau, có màu xanh lục pha lẫn màu vàng đẹp mắt. Cây có khả năng ra hoa vào mùa hè, sau đó kết trái tạo thành những quả có màu vàng cam khá bắt mắt.
Bạn đang xem: Cách trồng cây cau vàng khỏe đẹp mang đến tài lộc, may mắn
Ý nghĩa phong thủy của cây cau vàng
Cây cau vàng là loài cây mang lại nhiều giá trị ý nghĩa đối với phong thủy. Sự xum xuê của cành lá được xem như điều may mắn, tốt lành về tài lộc cho người trồng. Ngoài ra loài cây này còn giúp mang đến sự bình an, êm ấm và hạnh phúc cho gia đình.
Bên cạnh đó, cây cau vàng cũng là loại cây cảnh có ích, có khả năng thanh lọc không khí rất tốt. Một số nghiên cứu khoa học đã cho thấy rằng, cây cau vàng có khả năng hấp thụ các chất độc hại có trong không khí như toluene và xylene, nhờ đó mang lại không gian trong lành, tốt cho sức khỏe hô hấp của gia đình bạn.
Cách trồng cây cau vàng tại nhà
Cây cau vàng có thể được trồng bằng nhiều phương pháp khác nhau như trồng bằng hạt giống, trồng bằng cây non, tách chồi,… Trong đó phương pháp sử dụng cây non để trồng sẽ là đơn giản nhất, giúp tiết kiệm thời gian, công sức chăm sóc mà vẫn đảm bảo cây xanh tốt và có thể phát triển bền vững.
1. Lựa chọn giống cây
Bạn hãy lựa chọn các loại cây cau vàng non mà có cành lá xanh tốt, cây khỏe mạnh, không bị gãy dập để làm cây giống trồng tại nhà. Ngoài ra cây non khi mua về cần đảm bảo bầu đất còn nguyên vẹn, rễ cây gọn gàng không bị tổn thương.
2. Chuẩn bị chậu trồng
Chậu trồng cây cần phải rộng rãi, thỏa mãn kích thước của bầu đất cây non khi đặt vào bên trong, sao cho cây có thể phát triển tốt mà không cần phải thay chậu. Ngoài ra chậu cây cần có lỗ thoát nước dưới đáy để ngăn ngừa nước ứ đọng.
3. Trồng cây trong chậu
Xem thêm : May mắn tài lộc của 12 con giáp trong năm Giáp Thìn 2024
Đất trồng cần phải đảm bảo đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cây cau vàng. Bên cạnh đó, đất trồng cần có độ tơi xốp cùng khả năng thoát nước tốt cho cây trồng. Bạn hãy đổ đất vào trong chậu rồi đào một hố ở chính giữa chậu nhằm có thể đặt cây non vào bên trong. Cuối cùng hãy lấp đất lại rồi tưới nước dưỡng ẩm như bình thường. Duy trì tưới dưỡng ẩm từ 10-15 ngày là cây non sẽ đâm rễ để tiếp tục phát triển.
Cách chăm sóc cây cau vàng tốt nhất
Sau khi đã trồng cây cau vàng vào trong chậu, bạn cần chăm sóc cây thường xuyên để giúp cây có được sự phát triển tốt nhất.
1. Tưới nước
Cây cau vàng ưa ẩm ở mức trung bình, do đó bạn không cần tưới quá nhiều nước cho cây để tránh gây ngập úng rễ, ảnh hưởng đến tuổi thọ của cây trồng. Duy trì tưới nước từ 2-3 lần/tuần, có thể tăng thêm nếu thời tiết nắng nóng, khô hạn.
2. Ánh sáng
Cây cau vàng ưa ánh sáng để có thể quang hợp và xanh tốt. Bạn có thể đặt chậu cây ở những nơi thoáng mát và có ánh sáng chiếu đến. Tuy nhiên hạn chế đặt chậu cây tại những nơi có ánh nắng gay gắt, nhất là vào mùa hè để tránh làm cháy lá, khô héo cây trồng.
3. Nhiệt độ
Nhiệt độ lý tưởng để cây cau vàng có thể sinh trưởng tốt nên trong khoảng từ 20-30 độ C. Nếu như quá lạnh hoặc quá nóng đều có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây, khiến cây còi cọc, không cao lớn và khó ra cành lá mới.
4. Cắt tỉa
Thường xuyên cắt tỉa để loại bỏ các cành lá quá dài hoặc bị khô héo, từ đó giúp cây tập trung dinh dưỡng để phát triển các cành lá mới. Đồng thời việc cắt tỉa còn giúp giảm nguy cơ bị mắc bệnh và côn trùng tấn công cây trồng.
5. Phòng sâu bệnh
Phát hiện các loài côn trùng “không mời mà đến” trong khu vườn của bạn để loại bỏ nguy cơ côn trùng, sâu bệnh có thể tấn công chậu cây của bạn. Ngoài ra bạn có thể sử dụng một số loại thuốc diệt côn trùng được cho phép mà không gây hại đến cây cau vàng.
Có nên trồng cây cau vàng trước cửa nhà?
Cây cau vàng nói riêng hay bất kỳ các loại cây cau khác nói chung đều là những loại cây dân dã, quen thuộc đối với phong tục và văn hóa của Việt Nam. Nếu trồng cây cau trước nhà sẽ giúp mang lại nhiều điều tốt lành, may mắn, xua tan đi tà khí, những điều không tốt. Nhờ đó gia đình luôn êm ấm, thu hút vượng khí, đảm bảo tài lộc dồi dào, phát triển.
Tuy việc trồng cây cau vàng trước nhà là rất tốt, tuy nhiên cần tránh trồng chúng đối diện ngay cửa ra vào chính của ngôi nhà. Vì đó là nơi các luồng khí lưu thông, việc trồng cây án ngữ trước cửa nhà sẽ khiến các luồng khí tốt khó có thể lưu thông vào trong nhà, ảnh hưởng đến phong thủy. Do đó mà bạn chỉ nên trồng cây cau vàng trước vườn nhà, tránh trồng chắn ngay tại cửa ra vào nhé.
Cây cau vàng hợp mệnh gì?
Theo phong thủy, cây cau vàng rất hợp đối với những người mang mệnh Mộc hoặc mệnh Thủy. Do đó nếu như bạn mang 1 trong 2 mệnh này mà trồng cây cau vàng trong nhà sẽ giúp mang đến nhiều may mắn, tài lộc cho bạn.
Những người mang mệnh Mộc hoặc mệnh Thủy sẽ sinh vào các năm: 1953, 1958, 1959, 1966, 1967, 1972, 1973, 1974, 1975, 1980, 1981, 1982, 1983, 1988, 1989, 1996, 1997,…
Những loại hoa này đều có mùi rất thơm, được mệnh danh là cây “nước hoa”. Nếu trồng ở phòng khách, ban công, hương thơm sẽ bay theo gió khiến cả nhà…
Nguồn: https://danhngon24h.com
Danh mục: Phong Thuỷ