Đặc điểm cây thiết mộc lan
- Món canh thân thuộc được người Việt ăn quanh năm lọt Top ‘ngon nhất thế giới’
- Loại lá người Nhật coi là ‘lá hồi sinh’, đun làm nước uống cơ thể nhận về 6 lợi ích
- Bí mật về hành trình khám phá ra Đại dương thứ 5
- Khi ăn buffet, người phục vụ thường thu dọn đĩa, hóa ra là ngầm mục đích khác, 99% chúng ta không nhận ra
- Biết rồi ai cũng muốn làm theo
Thiết mộc lan được phân biệt chủ yếu vào màu lá của cây. Một loại là lá xanh hoàn toàn, còn loại còn lại thì sẽ có lá xanh kẻ sọc vàng. Cây thiết mộc lan còn được gọi là cây phát tài khúc.
Bạn đang xem: Chỉ cần 1 cây nhỏ cũng hút tài lộc, gia chủ lắm tiền nhiều của
Lá thiết mộc lan nhìn tổng thể khá giống lá cây ngô, xanh tươi, bóng và dài. Trong đó, phần trung tâm của phiến lá có sọc rộng ngả sắc vàng vô cùng đặc biệt. Thông thường, độ dài trung bình của lá có thể lên đến 100cm và rộng đến 10cm.
Về hoa thiết mộc lan, chúng sẽ “đơm bông” vào độ chuyển mùa từ đông sang xuân, khi tiết trời vẫn còn se lạnh. Hoa thường sẽ mọc thành chùm, trắng ngần và tỏa ra một mùi thơm dịu nhẹ, nhất là khi về đêm. Song, tùy vào điều kiện chăm sóc mà cây có nở hoa hay không. Nếu chăm sóc sai cách thì có thể không ra hoa suốt vài năm liên tiếp.
Ý nghĩa phong thủy của cây Thiết mộc lan
Theo phong thủy, thiết mộc lan thích hơp trồng ở hướng đông hay đông nam, đây là hướng có ánh sáng tốt vì vậy tượng trung cho sự phát đạt, bùng nổ nhiều năng lượng, và mang lại sự may mắn cho gia chủ. Ngoài ra cây thiết mộc lan còn đại diện cho hành mộc, đại diện cho hành thổ, nước, chất dinh dướng là hành thủy, chậu đát nung là hành hỏa, chậu kính hay chậu kim loại tượng trưng cho hành kim. như vậy khi trồng thiết mộc lan sẽ hội tụ đủ 5 yếu tố ngũ hành nên có ý nghĩa rất tốt.
Ý nghĩa phong thủy của cây thường được dựa vào số cành/chậu. Do đó, khi mua cây, người ta thường tính theo số cành/chậu để chọn ra ý nghĩa phong thủy mà họ mong muốn nhất.
Với cây có 2 cành, nó sẽ tượng trưng cho sự may mắn về tình yêu đôi lứa.
Ba cành là biểu trưng cho hạnh phúc.
Năm cành sẽ mang ý nghĩa sức khỏe (nó có nghĩa là SINH).
Còn 8 cành là ý nghĩa của sự phát lộc phát tài.
Cuối cùng, 9 cành được tin là sẽ mang lại hạnh phúc viên mãn, tài lộc, thời vận cực thịnh cho gia chủ.
Xem thêm : 5 địa chỉ bánh đúng nóng siêu ngon, hấp dẫn ở Hà Nội, nhân ngày trời lạnh bạn nên thử ngày
Ngoài ra, cây còn có 1 đặc điểm đặc biệt mà khó có loài cây nào có được. Đó chính là việc khi bạn cưa cây đi khi xung quanh vị trí vết cắt sẽ đâm chồi nhanh chóng. Những nhánh mới này tượng trưng cho sự phát triển, vươn lên tiếp nhận lấy cái mới, thu hút vận may. Mọi người tin rằng, đó là dấu hiệu báo điềm lành, điều may mắn sẽ đến với gia chủ.
Vị trí đặt cây thiết mộc lan hợp phong thủy hút may mắn, tài lộc
Đặt cây thiết mộc lan theo hướng phong thủy tốt
Theo phong thủy, hướng Đông Nam thuộc hành Mộc, đây là hướng rất thích hợp để đặt cây cảnh vì nó có khả năng sinh ra nhiều vượng khí.
Đặt cây theo hướng Bắc (hành Thủy) cây Thiết Mộc Lan sẽ giúp cuộc sống may mắn; thuận lợi; thành công.
Lưu ý: Tránh hướng Tây, Tây Bắc (hành Kim).
Đặt cây phát tài nơi có vị trí thoáng mát
Vị trí đặt cây thiết mộc lan những vị trí thoáng mát có ánh sáng tự nhiên, điều này giúp cây có khả năng hấp thụ được một phần ánh sáng tự nhiên để cây có khả năng sinh trưởng và thực hiện quá trình quang hợp.
Tránh đặt cây nơi có nhiều vật dơ, có mùi, hay đặt cây ở vị trí gần máy sưởi – máy lạnh, nơi nơi quá bức bí, bị che chắn khí tốt
Gợi ý một số vị trí đặt cây thiết mộc lan tốt trong nhà
– Tiền sảnh: Trong phong thủy được gọi là huyền quan, đây là vị trí quan trọng đón tiếp khách, do đó đây chính là vị trí đặt cây thiết mộc lan lý tưởng giúp khai mở sự tươi sáng; rước điều may mắn, thuận lợi vào nhà.
– Phòng khách: Vị trí đặt cây thiết mộc lan hợp phong thủy được coi là tài vị (vị trí tài lộc) trong nhà. Do đó, việc trang trí cây thiết mộc lan cho phòng khách còn mang ý nghĩa rước tài lộc may mắn cho gia chủ.
Xem thêm : 5 món ăn vỉa hè cực đắt khách ở Hà Nội trong những ngày mưa lạnh
– Văn phòng làm việc: Đây là vị trí đặt cây thiết mộc lan thích hợp,vị trí này vừa giúp cây thanh lọc không khí; màu lá xanh có tác dụng thư giãn, điều tiết mắt vừa giúp đem đến nhiều may mắn, thịnh vượng.
– Hành lang: Đây là vị trí có khoảng trống trong khuôn viên nhà làm vị trí đặt thiết mộc lan. Điều này tạo cảm giác thoáng mát, không gian rộng rãi hơn, ngoài ra còn giúp thanh lọc không khí, đem lại sức khỏe cho gia chủ.
– Tiểu cảnh: Cây thiết mộc lan được sử dụng để tạo điểm nhấn cho các tiểu cảnh chân cầu thang, tiểu cảnh trong khuôn viên nhà vừa tạo độ thẩm mỹ vừa đem lại may mắn cho ngôi nhà.
– Đặt trước hiên nhà: Đặt một chậu cây thiết mộc lan đẹp phía trước nhà để đón tài lộc, vận may vào nhà.
– Trồng cây thiết mộc lan cho khu vực sân thượng: Đây là vị trí tạo không khí trong lành. Ngoài ra, sân thượng còn được xem là nơi thịnh dương, đón ánh nắng nhiều nhất trong ngôi nhà, nếu bố trí cây cảnh hài hòa sẽ giúp gia tăng sự thịnh vượng.
Cách chăm sóc cây thiết mộc lan
Để chăm sóc tốt cây thiết mộc lan chẳng có gì khó, các bạn chỉ cần lưu ý một số vấn đề sau:
Về vị trí đặt cây thiết mộc lan: cây thiết mộc lan là cây chịu được nắng, cũng có thể sống trong bóng râm. Khi ở môi trường nắng gắt lá cây thường hơi vàng. Nếu môi trường nắng dịu thì lá cây xanh với các sọc vàng khá nổi bật. Nếu ở môi trường trong nhà ít nắng thì lá cây xanh hơn nhưng màu vàng của sọc lại không tươi bằng ở ngoài nắng. Do đó, vị trí đặt cây thích hợp để cây phát triển tốt là đặt trong nhà hoặc đặt ở nơi có nắng không quá gắt như trong mái hiên. Còn nếu bạn trồng cây ngoài trời thì nên trồng ở những nơi có bóng nắng vào buổi trưa chiều là tốt nhất.
Về đất trồng & phân bón: thiết mộc lan có thể chịu hạn và sống tốt ở nơi đất bạc màu. Nhưng thiết mộc lan có thể bị chết do úng nước, vì thế bạn nên trồng thiết mộc lan trong đất có khả năng thoát nước tốt là đủ. Khi thấy đất trở nên cứng, không thấm nước thì nên thay đất cho cây. Cùng với đất, bạn có thể bón thêm các loại phân giúp cây ra lá như phân NPK mỗi tháng 1 lần.
Về nước tưới & độ ẩm: thiết mộc lan trồng ngoài trời có thể chịu hạn hàng tháng trời mà không cần tưới. Bạn để ý sẽ thấy nhiều gia đình để chậu thiết mộc lan ở ngoài vỉa hè vì cây cao ngồng không còn thích hợp trồng trong nhà. Mặc dù không chăm bón, nắng gắt suốt nhưng cây chỉ xơ xác, lá hơi bị vàng nhưng vẫn sống rất tốt. Do đó, khi trồng thiết mộc lan, các bạn có thể quên không tưới cả tuần nhưng đừng tưới nhiều vì tưới nhiều tỉ lệ cây bị úng chết rất cao. Tốt nhất 1 tuần hoặc 10 ngày tưới 1 lần là đủ. Nếu trời mưa ẩm thì có thể giãn ra 2 tuần tưới 1 lần hoặc đợi đất trong chậu cây thật khô mới tưới.
Về phòng trừ sâu bệnh: thiết mộc lan gần như không có sâu bệnh hại. Khi trồng các bạn chỉ cần để ý lượng nước tới phù hợp là đủ. Nếu tưới nhiều cây bị úng sẽ dẫn đến tình trạng bị vàng lá.
Bên cạnh các lưu ý trên, các bạn nếu trồng cây trong nhà thì nên cho cây ra ngoài trời mỗi tuần 1 lần vào buổi sáng để cây hồi phục khả năng quang hợp. Nếu bạn thấy cây to khó di chuyển thì nên đặt cây ở trong nhà nơi có nắng chiếu vào là tốt nhất. Vị trí này sẽ giúp bạn không phải cho cây đi tắm nắng hàng tuần mà cây vẫn phát triển tốt.
Nguồn: https://danhngon24h.com
Danh mục: Ẩm thực