Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh một cách dễ dàng với thời hiện đại nhưng tủ lạnh cũng làm mất đi hương vị và vitamin của một số loại thực phẩm. Thế nên nếu bạn không cần bảo quản quá lâu thì không nên để tủ lạnh mà có cách tự nhiên giúp rau củ ngon hơn. Thứ nữa có rất nhiều lúc tủ lạnh nhà bạn chật chỗ, nhét thêm vào có thể hỏng mọi thứ, vậy hãy lựa chọn một vài thứ để ra ngoài và dùng cách bảo quản theo lối ông bà ta xưa. Đôi khi chúng ta rơi vào trạng thái mất điện, vậy sẽ phải làm sao?
- Xuất hiện menu có món ăn lạ khiến thực khách nào cũng phải trầm trồ vì từ nay bớt khổ
- Rau sạch, ngon bổ, chẳng lo bị phun thuốc
- Củ nào củ nấy đều ngon, không bị rỗng
- Tô phở đắt nhất Việt Nam giá gần 4 triệu đồng/bát có gì bên trong?
- Tuyệt chiêu đơn giản để tạm biệt tình trạng béo mắt đơn giản chỉ trong thời gian ngắn
Dùng lá chuối
Bạn đang xem: Học cách người xưa bảo quản thực phẩm khi không có tủ lạnh, cực hữu ích lúc tủ đầy và không may mất điện
Lá chuối là một trong những cách bảo quản tự nhiên rất tốt. Lá chuối giúp giữ ẩm tốt hơn nên chống khô héo rau củ quả. Lá chuối có chất sáp bảo vệ tự nhiên nên ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập tốt hơn.
Do đó hãy bọc rau củ trong lá chuối tươi (không bị ướt) rồi để chúng vào chỗ thoáng mát nhất trong nhà, chúng sẽ không bị khô héo như để ngoài tự nhiên.
Nếu là thức ăn chín như giò chả, nem hãy bọc thêm nhiều lớp lá chuối để giữ độ mát cho thực phẩm và tránh côn trùng vi khuẩn xâm nhập.
Mỗi lần cần vận chuyển thực phẩm đi xa, bạn cũng nên bọc lá chuối thay vì bọc nilon và giấy báo không, bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.
Dùng mỡ
Xem thêm : Kho thịt không cần thắng đường, cho 1 thìa này vào lên màu bắt mắt, thịt mềm ngon nhanh chóng
Mỡ chính là một cách bảo quản thực phẩm tự nhiên từ thời xa xưa. Bạn có thể vùi những chiếc bánh rán, những món ăn đã chiên khô vào trong âu mỡ, vùi sâu bên trong sẽ giữ chúng được lâu hơn, khi ăn thì vớt ra và chiên lại cho ráo dầu.
Vùi trong muối
Muối ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Nên nếu thực phẩm là tôm, cá, thịt thì bạn có thể phủ lên một lớp muối sau đó bọc kín trong nilon hoặc hộp kín.
Vùi trong nước
Nước giúp hạ nhiệt rất tốt. Ngày trước ở quê có giếng nước sâu tầm 4-5 mét thì người dân sẽ cho thực phẩm vào kín trong túi hoặc những thứ có thể chịu ướt thì cột vào dây rồi thả thật sâu xuống đáy giếng. Nhiệt độ đáy giếng nước thấp hơn nhiệt độ trên bờ rất nhiều giúp bảo quản thực phẩm lâu hơn.
Ví dụ nem giò chả bọc trong rất nhiều lớp lá chuối rồi cho vào túi nilon bị kín lại. Dùng tay vuốt thật kỹ túi cho xì hơi trong túi ra, rồi lấy dây buộc và thả vào đáy giếng nước thì sẽ bảo quản thêm được vài ngày.
Hoặc nếu trong nhà có xô chậu cao thì cho nước đầy vào rồi thả chúng vào đáy chậu sẽ mát hơn là để trên bề mặt thông thường.
Xem thêm : Tại sao thay vì ăn ba bữa một ngày, người xưa chỉ ăn 2 bữa?
Nuôi trong nước
Một số thực phẩm sẽ tươi lâu hơn khi nuôi dưỡng bằng nước. Ví như quả mướp thả vào chậu nước chúng sẽ tươi được cả nửa tháng, hay rau muống, rau cần, hành lá… hãy cắm gốc vào nước, để hở phần trên, chúng sẽ tươi thêm vài ngày.
Nấu chín để thanh trùng
Những món ăn có thể nấu chín thì mang đi nấu chín giúp thanh trùng. Nếu cần bảo quản lâu thì bạn có thể nấu lại hàng ngày. Ví dụ món thịt kho, ngày nào bạn cũng đảo đi kho lại sẽ giúp chúng để được cả tuần mà không thiu.
Chôn sâu trong lòng đất
Lòng đất cũng giúp hạ nhiệt và còn tránh được vi trùng vi khuẩn, ánh sáng mặt trời. Nên một sô loại bạn cũng có thể đào đất lên rồi đặt chúng vào đó sau đó phủ đất giúp giữ được độ ẩm và tươi lâu hơn.
Người xưa còn thả thịt vào trong nước nhằm tận dụng vi khuẩn trong nước lên men thịt dùng từ năm này sang năm khác. Ngày nay việc đó là không cần thiết tuy nhiên bạn vẫn cần áp dụng vài cách như thả mướp vào chậu nước để tránh phải bảo quản trong tủ lạnh mất chất lại bi thâm đen hay những loại rau khác cắm gốc vào nước để chúng tươi lâu hơn mà không cần cho vào tủ lạnh.
Nguồn: https://danhngon24h.com
Danh mục: Ẩm thực