Bên cạnh việc xuất khẩu bị cản trở vì thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen với Nga sụp đổ, các cuộc biểu tình nhằm phản đối tình trạng cạnh tranh không công bằng của tài xế xe tải Ba Lan đang gây thiệt hại chồng chất cho nền kinh tế thời chiến của Ukraine.
Các tài xế xe tải Ba Lan bắt đầu biểu tình từ ngày 6-11, yêu cầu Liên minh châu Âu (EU) áp dụng lại hệ thống cấp phép cho tài xế xe tải Ukraine vào các nước thuộc Liên minh và cho tài xế xe tải EU vào Ukraine. Hệ thống giấy phép đã được dỡ bỏ sau khi EU và Kiev ký thỏa thuận vào ngày 29-6-2022.
Bạn đang xem: Khó khăn chồng chất bủa vây Ukraine
Đến cuối tháng 11-2023, người biểu tình đã chặn cửa khẩu Medyka và 3 cửa khẩu biên giới khác giáp với Ukraine. Hơn 3.000 xe tải đang mắc kẹt tại 4 cửa khẩu biên giới, chỉ 2 xe tải được phép di chuyển qua cửa khẩu Medyka mỗi giờ…
Dòng chảy thương mại xuyên biên giới là điều bắt buộc để duy trì nền kinh tế Ukraine trong thời kỳ chiến tranh. Tuy nhiên, các tài xế xe tải Ba Lan phàn nàn về việc họ thua thiệt so với các công ty Ukraine được áp dụng mức giá dịch vụ thấp hơn.
Jerzy, một nhà vận tải đến từ Biala Podlaska gần biên giới Ba Lan – Ukraine cho biết: “Họ được phép vận chuyển bất kỳ tải trọng nào ở châu Âu với mức giá thấp hơn, trong khi các công ty vận tải Ba Lan chúng tôi phải đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn của EU và đóng góp an sinh xã hội cao”.
Xem thêm : Những tuổi không nên sửa nhà cuối năm Quý Mão 2023, phạm hạn có thể “thổi bay” tài vận năm tới
Điều này dẫn tới các công ty Ukraine có thể chinh phục phần lớn thị trường vận tải ở châu Âu. Trước khi biên giới được mở, các công ty Ukraine chiếm 60% vận tải xuyên biên giới và các công ty Ba Lan chiếm 40%. Tỷ lệ hiện nay là 90% trên 10% – một tổn thất lớn đối với người Ba Lan.
Yêu cầu trọng tâm của các hãng vận tải Ba Lan là ngăn chặn các tài xế xe tải Ukraine được phép vào EU mà không cần giấy phép, điều mà Kiev và Brussels cho rằng là không thể.
“Sự gián đoạn là rất rõ ràng với 1/5 lượng hàng nhập khẩu hằng tháng của chúng tôi bị mắc kẹt ở biên giới”, Taras Kachka, đại diện thương mại và Thứ trưởng Kinh tế Ukraine, nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn.
Ông trích dẫn dữ liệu chưa được công bố của Chính phủ cho thấy, Ukraine đã nhập khẩu hàng hóa và sản phẩm trị giá 3,8 tỷ USD trong tháng 11, giảm so với mức 5,2 tỷ USD trong cả tháng 10. Các số liệu cho thấy, mức độ thiệt hại mà các cuộc biểu tình gây ra cho nền kinh tế Ukraine, vốn đã suy giảm gần 1/3 vào năm ngoái sau cuộc xung đột với Nga.
Phó Chủ tịch Hiệp hội Các hãng vận tải ô tô quốc tế Volodymyr Balin đánh giá, các cuộc biểu tình đã khiến nền kinh tế Ukraine thiệt hại hơn 400 triệu euro.
Giới chức Ukraine cho biết, nguồn cung giảm đã đẩy giá một số mặt hàng lên cao, trong đó, khí đốt hóa lỏng (LPG) tăng 30%, thịt và các mặt hàng sữa tăng 5%. Nếu tình trạng này kéo dài, các chuyên gia dự đoán giá một số mặt hàng thực phẩm có thể tăng 10%.
Xem thêm : 4 tuổi hạn đen kéo đến, tiền bạc không cánh mà bay
Giám đốc bộ phận Vận tải quốc tế của Tập đoàn Hậu cần Zammler Oleksandr Kyryluk tính toán, mỗi ngày một chiếc xe tải ngừng hoạt động, các công ty vận tải Ukraine phải trả 300-350 euro chi phí vận hành. Điều đó có nghĩa là mỗi ngày có khoảng 600 phương tiện tại 4 cửa khẩu không thể qua biên giới sẽ gây thiệt hại lên đến hàng trăm nghìn euro.
Đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, vì tổn thất của Ukraine không chỉ giới hạn ở các nhà vận tải. Tổng số tiền bị mất sẽ lớn hơn nhiều, kéo theo nhiều rủi ro cho doanh nghiệp, nhà xuất khẩu và nhập khẩu. Việc không tuân thủ hợp đồng và ngừng sản xuất sẽ là kết quả tất yếu của kịch bản này.
Tầm quan trọng của biên giới Ukraine với Ba Lan đã tăng lên sau khi Mátxcơva cắt đứt khả năng tiếp cận dễ dàng các cảng Biển Đen của Kiev. Ban đầu, Ba Lan chào đón hàng triệu người tị nạn Ukraine, đi đầu trong việc cung cấp vũ khí và ủng hộ việc nước này nhanh chóng gia nhập EU.
Nhưng khi chi phí của những chính sách đó tăng lên thì căng thẳng chính trị cũng tăng theo. Ba Lan cùng với Hungary và Slovakia đã đóng cửa thị trường nhập khẩu ngũ cốc của Ukraine, bất chấp thỏa thuận thương mại EU – Ukraine và các quy tắc của thị trường chung của EU.
Theo các nhà phân tích, doanh nghiệp Ba Lan cũng đang chịu thiệt hại từ đợt phong tỏa này. Những tổn thất có thể tương xứng với tổn thất mà các doanh nghiệp Ukraine phải gánh chịu. Do đó, các thị trưởng và cảnh sát biên giới ở Ba Lan đang kêu gọi người biểu tình dừng lại.
Trong tình hình này, việc nhanh chóng dỡ bỏ lệnh phong tỏa là có lợi cho cả Kiev và Warsaw. Có lẽ, chính phủ cả hai nước sẽ phải tìm cách giải quyết xung đột và khôi phục giao thông biên giới bình thường trước khi hậu quả kinh tế trở nên tồi tệ hơn.
Nguồn: https://danhngon24h.com
Danh mục: Phong Thuỷ