Cây cứt lợn với cái tên rất xấu và mọc dại đầy cánh đồng, bãi hoang, lề đường. Nhưng chúng là loại cây có tinh dầu thơm và rất nhiều công dụng với sức khỏe làm đẹp.
- Luộc gà cúng xong đừng bày ra đĩa ngay, làm thêm 1 bước để da gà căng bóng, không bị thâm xỉn
- Nữ phụ tiểu tam hot nhất màn ảnh gần 40 tuổi vẫn hack tuổi nhờ những kiểu tóc này
- Son Ye Jin tiết lộ bí kíp cười nhiều để đẹp da
- Giữa anh chị em trong nhà, muốn quan hệ tốt đẹp nhất định phải nhớ ‘3 đừng’, đó là gì?
- 5 thói quen tai hại có thể làm da tay khô không khốc nhất là mùa hanh khô
Cây cứt lợn có loại hoa tím và trắng nhưng loại dùng chủ yếu là cây hoa tím. Tương truyền dân gian kể rằng cái tên cứt lợn vì xa xưa người ta thấy cây này mọc ở những bãi phân lợn. Cây cứt lợn có lớp lông phủ ngoài, lá đối xứng, hoa nhỏ như đầu ngón tay út, cánh nhỏ như sợi vải. Toàn bông hoa như một nhúm sợi vải chụm lại. Cây cứt lợn mọc quanh năm nên mùa nào cũng sẵn có để dùng. Dùng một nắm hoa già có hạt thả xuống đất thì cây sẽ mọc lên rất nhanh và bay hoa khắp nơi.
Bạn đang xem: Loại cây có tên cực xấu, mọc dại đầy đường là thần dược cực thơm trị nhiều bệnh, giúp làm đẹp ai cũng cần
Cây cứt lợn cực nhiều công dụng hữu ích
Cỏ cây cứt lợn theo Đông y có vị hơi đắng, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, cầm máu. Trong y học cổ truyền và dân gian thì cỏ cứt lợn thường đươc dùng để chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong các trường hợp sổ mũi, viêm xoang mũi dị ứng cấp và mãn. Khi gặp chấn thương bên ngoài, sưng đau mụn nhọt, ngứa lở… thì cây cứt lợn giúp trị bệnh tốt. Cụ thể công dụng của cây cứt lợn gồm:
Xem thêm : 5 thói quen tưởng không hại mà hại không tưởng khiến da mãi vẫn không đẹp lên
Cây cứt lợn chữa bệnh viêm xoang: Đây là công dụng nổi bật nhất của cây cứt lợn. Nhiều đơn vị sản xuất đã trồng cây cứt lợn diện tích lớn để chế thành sản phẩm trị viêm xoang kinh doanh. Để chữa viêm xoang mũi dị ứng, viêm tai, người ta lấy lá tươi rửa thật sạch với nước muối loãng, xả lại với nước sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, tẩm vào bông bôi vào bên trong mũi đau hoặc ngoáy vào tai đau. Có thể dùng cành lá khô của cây cứt lợn với liều lượng khoảng 15 – 30g sắc với 500ml nước, còn lại 200ml, vừa xông mũi, vừa chia 2 lần uống trước bữa ăn. Cỏ cây cứt lợn cũng còn được một số cơ sở y học cổ truyền chế thành sản phẩm cho bệnh nhân. Đặc biệt chúng không gây tác dụng phụ.
Dùng để gội đầu làm đẹp tóc: Từ xa xưa, cỏ cây cứt lợn được ông bà ta hái về nấu nước gội đầu vừa giúp sạch đầu, tạo hương thơm lại giúp cho tóc mượt mà.Có thể kết hợp cỏ cứt lợn với bồ kết.
Chữa phụ nữ rong huyết sau khi sinh: Dùng 30 – 50g cây cỏ cứt lợn tươi rửa thật sạch, giã nhỏ, chế thêm nước rồi vắt lấy nước cốt, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Uống liên tục 3 – 4 ngày.
Một số bài thuốc cụ thể từ cây cứt lợn:
Xem thêm : Tips trang điểm môi căng mọng mà mọi cô nàng phải biết
Giảm các triệu chứng của viêm xoang, ho, hắt hơi, sổ mũi: Dùng 30 – 40 gam lá và hoa cứt lợn tươi, (hoặc 20 – 30 gam cây cứt lợn khô), sau đó mang rửa thật sạch, rồi cho vào ấm đổ 1 bát nước, đem sắc kỹ khi còn lại nửa bát, chia làm 3 bữa, uống ấm trước khi ăn. Bạn có thể dùng mỗi đợt khoảng 5-7 ngày. Lúc thấy hết triệu chứng thì nên dùng thêm 1-2 ngày rồi dừng lại.
Điều trị viêm xoang mãn tính: Lấy một nắm lá và hoa cứt lợn tươi, rửa sạch, tráng qua nước muối để ráo nước. Tiếp đến mang lá hoa cứt lợn đi giã nát lấy nước cốt. Dùng nước cốt đó nhỏ vào mũi mỗi lần từ 2 – 3 giọt, mỗi ngày nhỏ mũi khoảng từ 4 – 5 lần. Mỗi đợt điều trị khoảng 1-3 tuần liên tục, triệu chứng giảm thì nhỏ ít đi và kết hợp với uống.
Xông hơi chữa viêm xoang: Bạn rửa sạch cây cứt lợn, sau đó cho vào nồi nấu sôi, dùng nồi nước đó để xông mặt. Chỉ nên xông khoảng 15 phút tránh xông quá lâu. Khi xông nhớ hít thở thật sâu để tinh dầu vào mũi xoang giúp diệt vi khuẩn tốt.
Chữa rong kinh: Dùng khoảng 50g lá và hoa cây cứt lợn tươi, rửa sạch giã nát cho thêm vào một ít nước ấm, vắt lấy nước uống vào buổi sáng, sau bữa ăn sáng. Ngày uống 1 lần và uống liên tục trong 4 ngày sẽ rất hiệu quả.
Cây cứt lợn mọc nhiều ở các cánh đồng vùng quê, nên bạn có thể hái hoa cứt lợn phơi khô và dùng dần. Tại thành phố bạn có thể gieo chúng trong thùng chậu nhựa để có thể dùng hàng ngày.
Nguồn: https://danhngon24h.com
Danh mục: Làm Đẹp