Cây hẹ là một cây gia vị và cũng là rau dùng để nấu canh xào thịt đặc biệt hay xuất hiện trong món mì hoành thánh. Rau hẹ có mùi thơm nổi bật nên dân gian Việt Nam có câu “rõ rành rành như canh nấu hẹ”. Hẹ là loại cây phát triển tốt ở Việt Nam. Trong gia đình bạn có thể trồng một bụi hẹ và để ăn từ năm này sang năm khác chứ không phải thu hoạch theo mùa như hành. Bạn có thể hái lá hoặc tách nhánh hẹ để dùng, sau đó hẹ tiếp tục đẻ nhánh trong chậu.
- Họ đến đó làm gì?
- Ghim ngay công thức làm đẹp từ bột gạo giúp dưỡng trắng da mùa đông
- Thường xuyên uống trà xanh vào buổi sáng, cơ thể bạn sẽ thay đổi thế nào? Đọc ngay kẻo hối tiếc
- Khi vợ chồng đoàn tụ sau thời gian dài, người phụ nữ muốn làm gì ngay lập tức? 3 người trong cuộc nói thật
- Dù yêu đến mấy, bạn nữ cũng đừng tắm chung với nửa kia, vì sao vậy?
Hẹ rất dễ trồng và dễ lên tốt. Hẹ không bị sâu bệnh vì mùi hẹ khiến sâu bệnh tránh xa.
Bạn đang xem: Loại rau cực rẻ đầy chợ Việt, cắm vào đất là um tùm như cỏ dại nhưng bổ hơn thịt, tốt hơn thuốc
Theo trang World Health Ranking, người Nhật Bản coi hẹ là loại thực phẩm cực kỳ quý giá, được mệnh danh là “rau trường sinh”. Hẹ trong Đông y có tên như khởi dương thảo, cửu thái tử, cửu thái. Cây có tên khoa học là Allium ramosum L. thuộc họ hành. Hẹ được cho là có khả năng điều trị đau nhức lưng, cảm mạo, táo bón, nhiễm trùng ngoài da, nhiễm giun.
Bộ phận dùng lá lá hẹ, hạt hẹ, rễ hẹ. Dùng trong ẩm thực thì lá hẹ và đọt hoa hẹ cực ngon. Lá hẹ chứa nhiều vitamin và chất xơ thô, giúp cải thiện nhu động ruột, hỗ trợ tiêu hóa, trị táo bón, ngăn ngừa ung thư ruột kết. Lá hẹ cũng có công dụng làm tan huyết ứ, thúc đẩy tuần hoàn máu và giải độc.
Các công dụng nổi bật của cây hẹ
Xem thêm : Ăn 1 bát hơn đắp 10 chiếc mặt nạ
Chống vi trùng đường ruột: Hẹ như một kháng sinh tự nhiên nên giúp trị ho, viêm họng rất tốt. Khi bị họ bạn dùng nước lá hẹ ngậm và súc họng sẽ giúp giảm ho. Hoặc dùng hẹ hấp mật ong để ăn. Hẹ có nhiều hợp chất quý như sunfua, saponin và chất đắng… Đặc biệt, chất odorin trong cây hẹ được xem như một kháng sinh đặc trị các loại vi trùng staphyllococcus aureus và Bacillus coli. Bạn có thể dùng nước lá hẹ tươi để kháng khuẩn đường ruột, viêm họng, trị mụn nhọt ngoài da.
Giảm huyết áp và cholesterol: Tương tự như tỏi, cây hẹ chứa nhiều kháng sinh tự nhiên allicin, có tác dụng giảm huyết áp và ngăn quá trình sản sinh cholesterol (mỡ xấu) trong cơ thể. Nó cũng có đặc tính chống vi khuẩn và chống nấm, loại bỏ vi khuẩn và nấm trong đường ruột, đảm bảo cho hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt.
Kích thích tiêu hóa: Hẹ dùng trong Đông y giúp kích thích tiêu hóa, trị táo bón tiêu chảy giúp thông tiện. Hẹ có lợi cho hệ tiêu hóa, tốt cho gan và dạ dày giúp bạn chống táo bón, đau dạ dày. Những thành phần như protein, chất béo, canxi, sắt, carotene, vitamin C cùng chất xơ trong lá hẹ có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa, tăng nhu động ruột; từ đó tạo cảm giác ngon miệng, kích thích thèm ăn, rất thích hợp cho người bệnh táo bón.
Hỗ trợ phòng chống ung thư: Hẹ có chứa lưu huỳnh, carotene, vitamin A đây là những thành phần dinh dưỡng có khả năng ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển và hạn chế sự lây lan của các tế bào này khắp cơ thể. Vì vậy, bổ sung các món ăn chế biến từ lá hẹ là một việc rất nên làm.
Hẹ tăng cường sức khỏe sinh lý: Hẹ là loại rau được mệnh danh là cây bổ thận tráng dương. Theo đó hạt hẹ thường được mang ra ngâm rượu cùng với ba kích, hồng sâm, lộc nhung. Canh lá hẹ hoặc uống lá hẹ tươi còn được dùng điều trị chứng liệt dương, di tinh, xuất tinh sớm: Lấy 0,5kg rau hẹ tươi giã lấy nước, uống ngày 2 lần trong một tuần. Phụ nữ dùng hẹ cũng hỗ trợ phụ khoa rất tốt, giúp giảm đau lưng, trị tiểu tiện nhiều, khí hư, lãnh cảm.
Xem thêm : Gia chủ bội thu tài lộc, tiền đổ vào nhà vô kể
Ăn hẹ sao cho công hiệu?
Lá hẹ có vị cay tính ấm nên mỗi lần ăn bạn nên ăn một lượng vừa phải không nên ăn quá nhiều. Hẹ được dùng nên làm gia vị tương tự hành tỏi hoặc dùng để xào, nấu canh. Hẹ nhiều chất xơ thô, không dễ tiêu hóa và hấp thu, ăn quá nhiều một lúc sẽ gây ra tình trạng tiêu chảy, tốt nhất chỉ nên dùng 100-200 gram mỗi bữa.
Khi đang bị bệnh tiêu hóa kém hoặc đau dạ dày thì nên hạn chế ăn hẹ để tránh bị kích thích.
Không nên ăn lá hẹ và uống sữa cùng lúc; không ăn lá hẹ đã nấu chín để qua đêm.
Khi chế biến lá hẹ, cần lưu ý cắt nhỏ và xào lửa to, thao tác thật nhanh. Xào quá lâu sẽ khiến hẹ bị nát, không ngon, đồng thời khiến sulfide trong hẹ bị biến chất.
Ngoài ra, những người đang mắc bệnh liên quan tới mắt, nóng trong, dạ dày yếu, bị mụn nhọt không nên ăn lá hẹ.
Nguồn: https://danhngon24h.com
Danh mục: Ẩm thực