Xét về độ tuổi, có lẽ bà Lý cũng gần với Bà Tân. Không chỉ giống Bà Tân Vlog, mà còn gây tranh cãi với việc ‘bê nguyên xi’ nhiều câu nói thương hiệu của Bà Tân: “Bà chào tất cả các cháu đã quay trở lại với kênh YouTube của Bà Lý Vlog. Các cháu ơi, hôm nay bà lại làm clip…”
- ”Âm hư gối đầu ẩm, dương hư giường không ấm”, ý tứ thực sự là gì?
- Nhiều chị em không biết còn e ngại
- Thường xuyên uống trà xanh vào buổi sáng, cơ thể bạn sẽ thay đổi thế nào? Đọc ngay kẻo hối tiếc
- Những loại rau cực rẻ nhưng tốt nhất chợ, càng rẻ càng ít phun thuốc nhưng công dụng bất ngờ nhiều người không biết
- Đàn ông thích quan hệ với phụ nữ béo hay phụ nữ gầy? 3 người đàn ông nói lên sự thật
Thời điểm đó, sự xuất hiện của Bà Lý Vlog đã tạo nên cuộc tranh cãi lớn, nhiều cư dân mạng chỉ trích, ném đá vì kênh bà Lý có những điểm vay mượn quá rõ nét từ bà Tân. Xa hơn, một bộ phận còn phê phán vì sự “nghèo nàn” trong sáng tạo của những người làm YouTube Việt Nam.
Bạn đang xem: Nghi vấn Bà Lý Vlog kiếm trăm triệu mỗi tháng dù nội dung nhạt và ‘bắt chước’ y hệt Bà Tân Vlog
Bên cạnh đó, không ít ý kiến chê trách trực tiếp người đứng sau kênh Bà Lý Vlog (được cho là con trai bà Lý) vì đã sử dụng hình ảnh của người mẹ câu like, câu view, hứng gạch đá từ dân mạng.
Thực chất, bà Lý có cuộc sống mưu sinh khá vất vả. Người phụ nữ U60 hàng ngày bán cơm lam ở một khu du lịch gần Hà Nội. Vài lần có người đã bắt gặp và tới hỏi han Bà Lý Vlog. Ngoài đời bà khá giản dị, có chút ngại ngùng khi được nhận ra.
Xem thêm : Gợi ý những món ngon từ cua đồng, ngon bổ rẻ đổi bữa cho mâm cơm gia đình
Khoảng 1 tháng sau khi được chú ý vì đạo nhái bà Tân, Bà Lý Vlog có lần từng tuyên bố ngừng làm clip vì thiếu kinh phí. Nhưng rồi kênh của bà cũng hoạt động trở lại chỉ trong vòng 2 ngày sau đó. Nói về lý do cho sự trở lại, bà Lý trần tình:
“Các cháu ơi, hôm trước bà có đăng một video xin nghỉ làm YouTube, lúc nào có kinh phí bà lại làm. Thế nhưng nhiều cháu không xem hết video lại bảo bà xin nghỉ làm YouTube, tuy nhiên không phải thế các cháu ạ, bây giờ bà không có tiền thì bà nghỉ. Hai hôm sau, bà đi bán cơm lam lại có một ít tiền nên bà lại tiếp tục làm clip”.
Vì sự kiện này mà nhiều netizen có ấn tượng vốn đã xấu giờ lại càng thêm xấu về bà Lý, cho rằng bà và con cái đã “lươn lẹo”, lừa khán giả để thu hút sự chú ý. Sau vụ việc đó, kênh bà Lý đã bị giảm lượt xem đáng kể.
Mặc dù mới thành lập được 1 năm nhưng các clip của bà Lý cũng đạt trên 50k view, có clip lên đến hàng trăm nghìn. Từ trước đến nay, kênh Bà Lý Vlog vẫn luôn cài đặt chế độ ẩn lượt theo dõi. Nhưng khi tìm kiếm trên Social Blade – một trang web theo dõi, thống kê, phân tích các nền tảng MXH thì kênh Bà Lý Vlog hiện có hơn 79k lượt subs và hơn 6 triệu lượt xem tổng kênh.
Như vậy, nếu kênh Bà Lý Vlog bật chức năng kiếm tiền thì có thể thu về từ 1.500 – 24.200 USD/tháng, tương đương với 34 triệu – 550 triệu/tháng. Không rõ kênh Bà Lý Vlog có bật chức năng kiếm tiền hay không nhưng xét về mặt chất lượng, một kênh không quá đặc sắc, được xây dựng từ ý tưởng vay mượn khó có thể nhận được sự ủng hộ về lâu về dài từ dân mạng.
Xem thêm : Loại cá đầy chợ Việt tốt như cá hồi nhưng rẻ chỉ bằng 1/5 lại không bị ngậm thủy ngân như cá hồi
Thực chất, xu hướng người già chuyển dịch sang chạy đua với thời đại 4.0, tham gia làm YouTube đã xuất phát từ khá lâu, chủ yếu từ Trung Quốc với dịch vụ livestream nở rộ mạnh mẽ, vượt xa cả giới hạn Facebook và YouTube như chúng ta thường biết.
Ở Việt Nam, sau khi bà Tân Vlog quá nổi đình nổi đám, một loạt các ông già, bà già khác cùng nhảy vào làm video để đăng lên YouTube với mong muốn có thu nhập trong mơ. Có thể dễ dàng chứng kiến các kênh mới như “Bà Mập Vlog”, “Bà Đường Vlog”, “Bà Sáu vlog”, “Ông 3 Vlog”… mọc lên “như nấm”.
Nội dung các kênh này chủ yếu quay cảnh đời thường của các “nhân vật chính” như đi làm ruộng, nấu các món ẩm thực đồng quê… Song, từ một mong muốn giản dị đó là chia sẻ các nội dung về nấu ăn, giờ đây dường như các cụ ông, cụ bà đang bị cuốn vào một trào lưu mà ở đó dường như mang đậm tính ganh đua và câu view kiếm tiền nhiều hơn.
Một số người mang quan điểm ủng hộ các ông bà làm YouTube, cho rằng đây là trào lưu mới lạ. Một số người lại săm soi, bóc mẽ tiểu tiết, đánh giá những video này đơn giản, ngô nghê, không đặc sắc, và thậm chí quy kết là đã “mua lượt đăng ký” nên mới có thể “lên nhanh” như thế.
Suy cho cùng, những sản phẩm của các ông bà có thể không được đẹp đẽ, trau chuốt và hiện đại phù hợp với thị hiếu chung của nhiều người, tuy nhiên cũng cần sự sáng tạo mới mẻ, không thể bắt chước nhau theo kiểu xô bồ như thế này được.
Nguồn: https://danhngon24h.com
Danh mục: Ẩm thực