Bát đũa, thìa đĩa là dụng cụ ăn uống hàng ngày không thể thiếu của người Việt nhưng có những loại bát đĩa tiềm chứa nhiều chất độc nguy hiểm, bạn nên cảnh giác.
- 2 sai lầm cực kỳ nguy hại khi tẩy da chết nhưng lại nhiều người mắc phải
- Phụ nữ kết hôn rồi, muốn biết có hạnh phúc hay không cứ nhìn vào 4 điểm này là rõ
- Làn da trắng mịn không tì vết với kem gạo tự chế ‘siêu tiết kiệm’
- Irene cân đẹp mọi khoảnh khắc cam thường, da đẹp mướt mắt nhờ các bí quyết này
- Mẹo trang điểm nhanh giúp ngắn thời gian bận bịu của chị em mỗi sáng
Bát đĩa bằng nhựa melamine tạp chất
Bạn đang xem: Những kiểu bát đũa trông đẹp mắt nhưng dẫn dụ nhiều bệnh nguy hiểm, nhớ bỏ ngay kẻo hối không kịp
Melamine được xem là loại nhựa tạo đẹp mắt, bát bóng đẹp trông hấp dẫn. Nhưng nhựa melamine không sạch hoặc cách dùng không đúng thì có thể dẫn tới nguy hại lớn cho sức khỏe. Đó là vì đồ dùng bằng nhựa an toàn hầu hết đều làm bằng nhựa melamine được tổng hợp từ melamine và formaldehyde. Mặc dù 2 chất này đều có độc nhưng nhưng khi được tổng hợp thành nhựa melamine lại trở nên vô hại với sức khoẻ.
Nhưng để hạ giá thành thì nhiều đối tượng sản xuất thường dùng thêm ure thay cho nhựa melamine tạo thành nhựa ure formaldehyde. Sau đó họ phủ lên trên là một lớp bột trắng melamine mould compound.
Bát đĩa này dùng ở nhiệt độ cao sẽ giải phóng ra formaldehyde gây hại cho sức khỏe con người. Thành phần này rất nguy hại vì có thể gây rối loạn tiêu hóa, hô hấp, dùng lâu và nhiễm nhiều sẽ twang nguy cơ bị ung thư.
Hơn nữa khi dùng đồ bát đĩa nhựa lâu ngày không thay càng làm tăng nguy cơ phân hủy chất này và các thành phần độc hại khác phân hủy gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Cụ thể như gây ra cảm giác khó thở, tổn thương hệ thần kinh trung ương, tổn thương chức năng gan thận và thậm chí là ung thư.
Ngoài ra, bát đĩa làm bằng nhựa melamine cũng có hạn chế về khả năng chịu nhiệt. Nếu vượt quá nhiệt 120 độ C có thể khiến các chất độc hại bị hòa tan và khi nhiệt độ vượt quá 250 độ C sẽ sinh ra khí độc, gây hại trực tiếp đến sức khỏe con người.
Xem thêm : Phụ nữ dễ ngoại tình thường có chung đặc điểm này, điều đầu tiên 90% cô nàng thú nhận rất chuẩn
Với các loại bát đĩa đũa khác, cũng nên hạn chế mua các loại có nhiều hoa văn sặc sỡ để tránh nguy cơ chất độc bị phân hủy từ sơn vẽ…
Cách dùng bát đĩa nhựa melamine
Kiểm tra xem đồ nhựa này có an toàn không bạn có thể cho vào giấm hoặc chanh, sau 24 giờ thấy không có hiện tượng ố vàng hoặc đen thì chứng tỏ sản phẩm có chất lượng tốt.
Khi mua bát đĩa bạn cũng nên có thói quen xem nhãn thành phần, cách sử dụng. Sản phẩm nhựa rẻ tiền trông đẹp mắt cũng đừng mua.
Đồng thời, khi sử dụng sản phẩm bát đĩa từ nhựa melamine, cũng cần lưu ý một số điều sau để đạt an toàn tốt hơn:
– Không cho bát đĩa nhựa vào lò vi sóng, lò nướng để hâm nóng thức ăn bởi chúng có khả năng chịu nhiệt kém. Bạn nên xem kỹ hướng dẫn chịu nhiệt độ được phép sử dụng ghi trên sản phẩm tránh việc bát đĩa bị biến dạng do nhiệt độ cao.
– Ngoài ra, khi sử dụng cũng nên nhẹ nhàng, tránh làm trầy xước bề mặt tạo cơ hội giải phóng các thành phần độc hại. Tránh dùng vật nhọn giáp sắt cọ rửa đồ nhựa.
Xem thêm : 5 tips làm đẹp cấp tốc giúp nàng giữ gìn vẻ đẹp của mình những ngày bận rộn đón Tết
– Bảo quản nơi khô ráo, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Đũa tre/gỗ bị mốc hoặc sơn màu mè, lâu ngày chưa thay
Các loại đũa làm bằng tre gỗ là đặc trưng của Việt Nam nhưng không phải loại nào cũng an toàn. Chất liệu tre gỗ để lâu thường có nguy cơ nhiễm vi khuẩn như Staphylococcus Aureus và E.coli gây ra các chứng tiêu chảy, nôn mửa. Đặc biệt nếu đũa tre gỗ bị mốc có thể nhiễm aflatoxin là loại độc tố vi nấm cực có hại cho cho gan và được xác định là chất gây ung thư. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng aflatoxin độc hại hơn asen 68 lần.
Bởi thế đừng dùng những loại đũa tre gỗ đã để lâu hoặc mốc một đầu cũng không nên dùng.
Hiện nay có xuất hiện nhiều loại đũa tre có lớp sơn màu bên ngoài trông bóng đẹp nhưng lại có nguy cơ khi gặp nhiệt độ cao dễ phân hủy các chất gây ung thư như chì, benzen…
Các loại đũa nhựa là từ chất liệu PVC cũng dễ bị biến dạng ở nhiệt độ cao và thải ra khí độc gây hại cho sức khỏe.
Do đó khi dùng đũa nên chú ý thay định kỳ 3-6 tháng hoặc trước thời hạn này khi thấy chúng đã mốc.
Đũa luôn để khô ráo để tránh mốc, nhiều mốc không nổi bên ngoài bạn không nhìn thấy nhưng chúng đã bị tích tụ ở bên trong các vết nứt khe kẽ. Khi đũa đổi màu, có đốm nấm mốc, biến dạng hoặc có mùi chua thì nên bỏ ngay. Không chỉ các loại đũa, thớt gỗ sau khi sử dụng thời gian dài nếu có những sự thay đổi hoặc bị mốc cũng nên thay để tránh ảnh hưởng sức khỏe.
Nguồn: https://danhngon24h.com
Danh mục: Làm Đẹp