Cây sống đời
- Học phong cách trang điểm của từng quốc gia để nâng tầm nhan sắc mùa lễ hội
- Phụ nữ thích ăn mặc đẹp khi ra ngoài để thu hút người khác giới, hay để khoe với người cùng giới?
- Tại sao cúc vạn thọ tên hay ý nghĩa đẹp nhưng lại đại kỵ khi đặt lên ban thờ thắp hương?
- Lỗ tròn trên dao nạo đâu chỉ làm cho đẹp, công dụng đặc biệt, nhiều người đến nay vẫn không biết
- Quy trình 5 bước đơn giản chăm sóc da toàn thân để làn da luôn sáng mịn, khỏe mạnh
Cây sống đời hay còn có tên gọi dân gian khác là cây lá bỏng là một loại cây được biết đến với tác dụng chữa bỏng là chính.
Bạn đang xem: Những loại cây cảnh vừa đẹp, vừa làm thuốc chữa bệnh, lại có ý nghĩa phong thủy tốt
Ngoài ra, chúng còn được người dân dùng làm cảnh vì chúng có hoa rất đẹp và nhiều ý nghĩa phong thủy. Tuy nhiên ít ai biết được cây còn có rất nhiều tác dụng kháng khuẩn và trị các bệnh như chảy máu cam, trĩ, đau họng…
Cây sống đời, về mặt phong thủy chúng còn có ý nghĩa mang lại hạnh phúc, sức khỏe cho mọi người, thể hiện tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình…
Cây đinh lăng
Loài cây xanh này thường được mọi người trồng trong nhà để có thể giữ tài lộc và xóa tan vận xấu. Không những thế Đinh lăng còn được coi là nhân sâm của người nghèo cũng là thần dược chữa bách bệnh.
Ngoài là một vị thuốc cây Đinh lăng còn là cây gia vị trong ẩm thực. Nó là một loại rau khá quen thuộc đối với chúng ta, bạn có thể ăn sống lá Đinh lăng nhỏ có nhiều răng cưa kèm với một số món ăn khác.
Rễ cây đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết. Lá đinh lăng có vị đắng, tính má nót nên được sử dụng để giải độc, chống dị ứng, chữa ho ra máu. Thân và cành chữa tê thấp, đau lưng khá hiệu quả.
Cây dương xỉ
Ngoài khả năng hấp thụ asen, cây dương xỉ còn hấp thu tốt các chất độc hại đến sức khỏe con người như toluene, xylen, Aldehyde formic đem lại không khí trong lành và tinh thần thoải mái cho con người. Dương xỉ còn làm giảm các bức xạ từ máy tính và máy in, rất tốt cho dân văn phòng.
Xem thêm : 5 nét tướng của phụ nữ càng xấu càng có lộc, ai lấy được là phúc 3 đời
Cây dương xỉ còn là vị thuốc quý trong Đông y có tác dụng chữa bệnh, dùng để làm thuốc chữa bong gân, thận hư, cầm máu, bạch biến, lang ben, chữa di tinh, đau lưng, mỏi gối, tiểu són, bạch đới, tiêu chảy, suy yếu khí huyết, đau mỏi các khớp. Đặc biệt dương xỉ còn giúp xử lý nước thải và lọc nước hiệu quả bằng cách hấp thụ hàm lượng asen trong đất.
Lô hội
Lô hội dễ trồng, không kén đất, ít phải chăm bón và tưới nước. Có thể trồng ngay trong chậu cảnh hoặc xen kẽ giữa các gốc cây.
Lô hội được dùng cả trong Đông y và Tây y, có tính kháng viêm và làm nhẹ hội chứng ruột kích thích. Nhựa lá lô hội, chất dịch trong suốt hơi nhớt thường gọi là gel. Thông thường tác dụng của lô hội rất tốt khi dùng tươi. Có thể dùng trực tiếp trong các trường hợp sưng đau do ngã trật khớp hoặc thấp khớp; da khô, da nứt nẻ, hay vùng da bị trầy xước; bỏng nhẹ, côn trùng đốt…
Bạn có thể thoa gel lô hội để làm giảm cơn đau một cách nhanh chóng. Cấu trúc phân tử của lô hội giúp chữa lành vết thương nhanh chóng và giảm thiểu sẹo bằng cách tăng cường collagen và chống lại vi khuẩn.
Hoa hồng
Hoa hồng vừa là loài hoa vừa là loại cây cảnh được nhiều người trồng nơi góc vườn hoặc sân nhà. Hoa hồng có mùi hương nồng, tính bình và vị ngọt. Trong hoa hồng có chứa kali, là một thành phần quan trọng đối với hoạt động của tim, giúp cải thiện tình hình hoạt động của tuyến nội tiết.
Tinh dầu từ hoa hồng có thể làm dịu cơ tim nên được dùng để xông cho những người bị hẹp van tim. Ngoài ra, người ta cũng sử dụng nước chiết xuất từ hoa hồng để điều trị rối loạn dây thần kinh, trị lở loét miệng, chữa viêm phế quản, viêm họng, cảm cúm, sốt và viêm lợi.
Râm bụt
Râm bụt, trồng làm hàng rào, làm cảnh. Râm bụt chữa bệnh ngoài da kiết lỵ, đại tiện ra máu, trĩ, khí hư đới hạ. Trong dân gian dùng lá và hoa tươi giã nhỏ với một ít muối trị mụn nhọt đang mưng mủ, bằng cách đắp thuốc cố định bằng gạc và băng dính. Khô thuốc lại thay.
Xem thêm : 7 loại cây cảnh ‘đẹp mà cực độc’ tốt nhất không trồng trong nhà
Vỏ thân, vỏ rễ râm bụt sắc uống chữa kiết lỵ hoặc phụ nữ ra nhiều khí hư. Theo Trung y người ta dùng nước sắc từ vỏ rễ râm bụt làm thuốc điều hòa kinh nguyệt. Tại Malaysia để chữa thông tiểu tiện và mẩn ngứa dùng hoa lá, vỏ cây râm bụt hãm nước sôi uống trong ngày.
Hoa nhài
Hoa nhài, thảo dược được biết đến chống đầy bụng và làm dịu thần kinh. Lá nhài có tác dụng giải cảm, chữa đau bụng, tiêu chảy. Rễ nhài (có độc) an thần, chống đau nhức gây mê.
Hoa nhài có thể hạ sốt, chữa đau bụng, tiêu chảy. Hãy ngắt những bông hoa nhài thêm chè xanh, thảo quả (3g), sắc nước uống. Có thể sử dụng một vị hoa nhài chữa viêm kết mạc, đau mắt đỏ sưng đau bằng cách sắc lấy nước xông và rửa mắt.
Trị mất ngủ: Rễ nhài 1g nghiền trong nước để uống.
Trị rôm sảy: Lá nhài vò vào nước để tắm.
Bạc hà
Bạc hà dễ trồng được dùng cả trong đông y và tây y. Bạc hà là rau ăn, vị thuốc có tác dụng làm ra mồ hôi, hạ sốt, dùng chữa cảm cúm, ngạt mũi, nhức đầu, chán ăn hoặc chứng khó tiêu, đau bụng đi ngoài.
Lá bạc hà, rửa sạch để ráo nước, giã nát đắp lên da trị mụn, sẹo thâm do mụn, đem lại làn da sáng đẹp.
Cầm tiêu chảy: Lá bạc hà tươi cho vào cốc nước nóng. Ngâm trong vòng 5 phút là dùng được. Uống liên tục đều đặn đến khi những triệu chứng tiêu chảy hết. Giúp ăn ngon miệng, kích thích tiêu hóa: Lá bạc hà hoặc toàn bộ cây (trừ rễ) 20g, hãm với nước sôi, chia uống trong ngày.
Nguồn: https://danhngon24h.com
Danh mục: Làm Đẹp