Những tác dụng tuyệt vời của bột sắn dây
- Đây mới là loại nước luộc gà săn chắc, ngọt thịt, đầu bếp cũng khen
- Sự thật bất ngờ về chồng doanh nhân hơn 12 tuổi của Hồng Diễm, hôn nhân liệu có như mơ?
- Bỏ túi loạt mẹo làm đẹp tại nhà từ quả cà chua cải thiện khuyết điểm, sớm có da đẹp
- Tranh cãi làm đẹp da bằng tinh dịch được không, chuyên gia lên tiếng khai mở cho các chị em
- Có nên trồng một cây hoa dẻ ở cổng nhà không?
Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, nguyên chủ nhiệm khoa y học cổ truyền, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết bột sắn dây là loại tinh bột thơm ngon, giàu dưỡng chất, được chiết xuất từ củ cây sắn dây (Radix Puerariae). Đây là một món quà tuyệt vời mà Mẹ thiên nhiên ban tặng cho chúng ta.
Bạn đang xem: Những người không nên uống bột sắn dây
Trong bột sắn dây chứa khoảng 60% là tinh bột protein, 40% còn lại là một số hoạt chất thuộc nhóm isoflavonoid: puerarin, puerosid A, puerosid B và hợp chất nhóm olean triterpene, trong đó:
Puerarin: Chỉ tồn tại duy nhất trong bột sắn dây, có tác dụng chữa đau đầu, ù tai,…
Isoflavonoid: Tăng sắc tố da, trị nám, chống oxy hóa…
Daidzein: Hợp chất kháng viêm, kháng khuẩn, chữa mụn nhọt, rôm sảy…, có khả năng kháng các tế bào ung thư,…
Theo y học hiện đại, tinh bột sắn dây thường dùng để pha trực tiếp với nước hoặc kết hợp với một vài vị thuốc đông y giúp cho cơ thể: Hạ nhiệt; cải thiện lưu lượng tuần hoàn não và động mạch vành tim;
Làm giảm đường huyết, điều hòa rối loạn lipid máu; Hạ huyết áp, chống loạn nhịp tim; Ức chế ngưng tập tiểu cầu; Giải độc, bảo hộ tế bào gan; Chống oxy hóa, lão hóa và ung thư; Dự phòng tích cực tình trạng nhiễm vi rút đường hô hấp; Nâng cao năng lực chịu đựng của cơ thể trong tình trạng thiếu oxy; Tăng cường khả năng ghi nhớ.
Không chỉ vậy, tinh bột sắn dây hiện nay còn được rất nhiều chị em sử dụng để làm đẹp cho da trắng trẻo và mịn màng.
Theo y học cổ truyền, tinh bột sắn dây vị ngọt, tính mát, vào được các kinh tỳ, vị và phế, có công dụng tán nhiệt, tuyên độc, giải biểu, thấu chẩn, sinh tân dịch, chỉ tả, giải co giật, chỉ khát, giải độc rượu, thoái nhiệt, giải cơ và thăng đề vị khí, thường được dùng để chữa sỏi thời kỳ đầu, chứng biểu nhiệt, tiêu chảy, gáy đau vai cứng, đau trước trán, tà ở kinh dương minh, lưng sau cứng đau…
Xem thêm : Công thức mặt nạ từ sữa và gạo giúp nàng sở hữu làn da đẹp không tỳ vết
Những ai không nên dùng sắn dây
Người mắc phải dương khí hư
Trong đông y, những bệnh nhân mắc chứng dương khí hư có các biểu hiện sau đây: Đại tiện lỏng; thường xuyên cảm thấy chướng bụng, đầy hơi, tứ chi dễ bị lạnh, không cảm thấy khát nước, miệng bị nhạt… Uống sắn dây sẽ làm hạ nhiệt cơ thể khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
Người bị bệnh huyết áp
Những người mắc bệnh tim mạch hoặc huyết áp thấp hay suy nhược cơ thể là những người không nên uống sắn dây vào buổi sáng. Bởi vì đây là thời điểm lượng hormone trong máu không cao, nếu uống sắn dây thì chính tính hàn của sắn dây sẽ khiến cho bụng người bệnh dễ bị đầy hơi và khó tiêu.
Trẻ em không nên uống sắn dây
Sắn dây khi pha thành nước là dạng “sống” và có tính hàn rất mạnh. Do đó, trẻ em khi uống sắn dây sẽ dễ bị đau bụng và tiêu chảy. Vì vậy, người lớn nên chú ý nếu muốn cho trẻ uống sắn dây nên pha chín để giảm tính hàn. Đồng thời, cơ thể trẻ sẽ dễ hấp thụ hơn các thành phần tốt có trong sắn dây.
Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai
Phụ nữ đang mang thai nếu cơ thể sinh nhiệt cao nên uống sắn dây để giải nhiệt cơ thể, vô cùng tốt. Tuy nhiên, nếu cơ thể đang có dấu hiệu lạnh, nhiệt độ thấp hơn bình thường, có dấu hiệu huyết áp thấp không nên uống sắn dây.
Thêm vào đó, phụ nữ bị động thai, bị doạ sảy thai, dạ con co bóp nhiều cũng nên hạn chế sử dụng sắn dây để đảm bảo sức khoẻ cho cả mẹ và bé. Tốt nhất, đang trong thai kỳ nên có chế độ ăn uống hợp lý và theo sự hướng dẫn, tư vấn từ bác sĩ phụ sản.
Xem thêm : Đây là 5 loại hoa đẹp, mang nhiều tài lộc cho gia chủ
Một số cách dùng cụ thể:
– Đau bụng đi ngoài giống kiết lỵ: Dùng bột sắn dây hòa vào nước cùng với một chút đường để uống.
– Chữa cảm, nôn, đau đầu ở trẻ nhỏ do bị cảm, gió: Nấu chín bột sắn dây cùng gạo tẻ thành cháo, thêm gừng giã nát, cho trẻ ăn từ 3 – 5 ngày.
– Chống ngứa do mồ hôi gây nên: 5g bột sắn dây, 5g thiên hoa phấn, 20g hoạt thạch. Trộn đều hỗn hợp rồi rắc lên những vùng bị ngứa.
– Vùng ngực và bụng cảm thấy nóng cồn cào, khát nước: Lấy 120g sắn dây trộn đều với 15g gạo tẻ nấu thành cháo, ăn từ 3 – 5 ngày.
– Chữa kiết lỵ do nhiệt: Để chữa các triệu chứng như đau bụng, nóng rát vùng hậu môn, phải rặn khi đại tiện, pha bột sắn dây với nước và đường, sau đó nấu chín đặc và chia ăn 2 – 3 lần trongngày.
– Chữa viêm họng: Bột sắn dây giúp cơ thể kháng viêm và ức chế một số vi khuẩn có hại. Vì thế, nếu bị viêm họng, bạn có thể lấy 10-15g bột pha nước nóng để uống. Sau vài ngày, triệu chứng viêm họng sẽ chấm dứt hoàn toàn.
– Chữa ngộ độc rượu: Hòa tan bột sắn dây với một chút đường, có thể thêm nước cốt chanh. Có thể sử dụng muối thay cho đường để làm tăng hiệu quả của phương pháp này.
– Chống ngứa do mồ hôi: Trộn đều bột sắn dây 5g, hoạt thạch 20g, thiên hoa phấn 5g, sau đó rắc lên những nơi ẩm ngứa.
– Cảm nắng, nhức đầu, sốt nóng: Lấy khoảng 12g bột sắn dây hòa vào nước cùng với một chút đường để uống.
Nguồn: https://danhngon24h.com
Danh mục: Làm Đẹp