Quản lý Quỹ Việt Cát liệu có đổi vận?
- Bướm bay vào nhà là may hay rủi? Làm sao để rước được may mắn tránh họa?
- Sang tháng 10 âm lịch, có 4 con giáp bội thu tài lộc, tiền về chật ví, phú quý đủ đường, sự nghiệp ‘lên hương’
- 153 vận động viên tranh cúp cờ vua “Tài năng Việt” ở Cần Thơ
- Có món chỉ vài nghìn đồng được cả cân
- Sửu tài lộc lao dốc, Thân, Tý vận đỏ như son
CTCP Quản lý quỹ Việt Cát (VFC), hoạt động 16 năm mà không tăng vốn, đang gây chú ý khi sắp được TPBank rót tối đa 125 tỷ đồng; ngoài ra còn thương vụ dự chi 600 tỷ đồng để mua cổ phiếu riêng lẻ của Hoàng Anh Gia Lai. Vậy, tiềm lực VFC ra sao?
Bạn đang xem: Quản lý Quỹ Việt Cát liệu có đổi vận?
Dự kiến được TPBank rót tối đa 125 tỷ đồng và phát hành cổ phiếu riêng lẻ 75 tỷ đồng
Ngày 22/11, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có văn bản chấp thuận việc góp vốn, mua cổ phần của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, HOSE: TPB) tại VFC với số tiền tối đa 125 tỷ đồng, gấp đến 5 lần vốn điều lệ hiện tại của VFC. Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày NHNN ra văn bản chấp thuận, TPBank phải hoàn tất việc góp vốn, mua cổ phần tại VFC.
Thương vụ này được ĐHĐCĐ 2023 của TPBank thông qua hồi tháng 4. Ngân hàng cho rằng việc góp vốn, mua cổ phần để mua lại công ty con hoạt động trong lĩnh vực quản lý quỹ là nhu cầu tất yếu khách quan đối với TPBank và đảm bảo cơ sở pháp lý.
* TPBank dự kiến rót 125 tỷ đồng vào công ty quản lý quỹ có 14 nhân sự
Cũng trong ngày 22/11, HĐQT VFC có nghị quyết về việc tổ chức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản lần thứ nhất năm 2023 (dự kiến từ ngày 13/12 đến 23/12/2023), nội dung liên quan đến việc thông qua điều chỉnh, bổ sung phương án chào bán cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn điều lệ.
Trước đó, vào tháng 5 năm nay, nhằm tăng vốn điều lệ, ĐHĐCĐ bất thường lần 1 năm 2023 đã thông qua phương án chào bán riêng lẻ 7.5 triệu cổ phiếu, mệnh giá 10,000 đồng/cp, tổng giá trị chào bán dự kiến 75 tỷ đồng.
Thực tế, Quỹ Việt Cát được giới đầu tư nhắc đến nhiều hơn sau khi xuất hiện trong danh sách đăng ký mua nhiều nhất với 60 triệu cp của CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HOSE: HAG), tương ứng số tiền chi ra 600 tỷ đồng, gấp hơn 24 lần tổng tài sản của VFC.
Dù sau đó HAG bất ngờ thông báo hủy danh sách nhà đầu tư tham gia đợt phát hành, để cập nhập lại danh sách nhà đầu tư mới và không có còn xuất hiện cái tên VFC, nhưng điều đó cũng không làm giảm những “ánh nhìn” về danh tính của VFC.
* HAG công bố danh sách nhà đầu tư chiến lược mới, ThaiGroup thế chân Quản lý quỹ Việt Cát
Những lần đổi chủ và ghế lãnh đạo
CTCP Quản lý Quỹ Việt Cát (VFC) thành lập vào đầu năm 2008; trụ sở chính tại tầng 2, tòa nhà Tổng công ty Tái Bảo hiểm Quốc gia Việt Nam, 141 Lê Duẩn, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.
VFC được phép thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh bao gồm quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán. VFC có vốn điều lệ 25 tỷ đồng từ những ngày đầu, do 9 cổ đông sáng lập (8 cá nhân và 1 tổ chức); trong đó, ông Phạm Sĩ Hải sở hữu 18% vốn, giữ chức Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc.
Cơ cấu cổ đông của VFC không có sự thay đổi cho đến cuối năm 2014 – thời điểm chứng kiến sự chuyển giao toàn bộ quyền sở hữu cho nhóm cổ đông mới, gồm bà Nguyễn Thanh Hương sở hữu 18%.
Các vị trí lãnh đạo cũng theo đó thay thế toàn bộ từ ngày 13/10/2014. Chức Chủ tịch thuộc về bà Nguyễn Thanh Hương và chức Tổng Giám đốc thuộc về ông Nguyễn Duy Minh. Các chức vụ lãnh đạo tiếp tục thay đổi với việc bà Bùi Thị Thanh Trà trở thành Chủ tịch từ ngày 29/04/2021, nhưng đúng 1 năm sau đó, bà Trà lại nhường ghế cho bà Nguyễn Thị Huyền; bà Võ Anh Tú trở thành Tổng Giám đốc từ ngày 10/10/2022 thay thế cho ông Nguyễn Duy Minh.
Xen giữa khoảng thời gian đó, vào năm 2015, VFC đăng ký kinh doanh thêm ngành nghề tư vấn đầu tư chứng khoán, đồng thời chuyển trụ sở chính về tầng 12, tòa nhà Ruby Plaza, số 44 Lê Ngọc Hân, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đến năm 2021, VFC tiếp tục dời trụ sở chính, lần này là về tầng 11, tòa nhà Doji Tower, số 5 Lê Duẩn, phường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, TP. Hà Nội và sử dụng cho đến hiện tại.
Xem thêm : Đầu tháng 11 âm 4 tuổi ra cửa vấp trúng vận MAY, mở mắt thấy điềm lành!
Mặc dù có những lần đổi cơ cấu cổ đông và lãnh đạo, vốn điều lệ của VFC vẫn giữ nguyên 25 tỷ đồng sau gần 16 năm hoạt động.
Biến động cơ cấu cổ đông của VFC kể từ khi thành lập
Nguồn: VietstockFinance
|
Danh mục đầu tư có gì?
Kể từ thời điểm thành lập năm 2008, tính đến nay là gần 16 năm, tổng tài sản của VFC không biến động nhiều, thậm chí còn giảm; vốn điều lệ giữ nguyên 25 tỷ đồng. Giai đoạn kinh doanh khó khăn, các khoản lỗ lũy kế đang ăn mòn vốn chủ sở hữu. Kết thúc quý 3/2023, tổng tài sản của VFC giảm còn 24.8 tỷ đồng, thấp hơn vốn điều lệ và thấp hơn thời điểm mới thành lập (28.3 tỷ đồng). Mức tổng tài sản cao nhất sau khi kết thúc 1 năm tài chính là gần 29 tỷ đồng, ghi nhận vào năm 2020.
Cơ cấu tài sản những năm gần đây liên tục có sự chuyển dịch giữa tiền, tương đương tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn, bên cạnh việc VFC gần như “chia tay” với các khoản đầu tư dài hạn.
Cuối tháng 09/2023, VFC có 17.8 tỷ đồng tiền và đương tương tiền, gấp gần 4 lần đầu năm và chiếm 72% tổng tài sản; đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm 21%, tương ứng khoảng 5.3 tỷ đồng. Danh mục đầu tư hầu hết là cổ phiếu, có đến 87% giá trị danh mục là các cổ phiếu bị giảm giá và phải trích lập dự phòng tổng cộng hơn 192 triệu đồng.
Hồi đầu năm nay, giá trị các khoản đầu tư ngắn hạn lên đến 18.2 tỷ đồng, chiếm 65% tổng tài sản, hầu hết là khoản đầu tư vào chứng chỉ tiền gửi Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt (VFC đã bán hết trong quý 2/2023), còn lại là 9 cổ phiếu DHG của CTCP Dược Hậu Giang.
Những năm trước đó, danh mục đầu tư của VFC cũng khá “an toàn” khi phần lớn là mang tiền đi gửi ở Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, HOSE: TPB). Ngoài ra còn có khoản đầu tư góp vốn vào CTCP Đầu tư Vinare – một công ty có ngành nghề chính là kinh doanh bất động sản và một lượng nhỏ cổ phiếu DHG.
Tổng tài sản của VFC giai đoạn 2018 – 9T2023
(Đvt: Tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinance
|
Đối với các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán, đỉnh cao của VFC là vào năm 2020 với tổng giá trị danh mục ủy thác đầu tư trên 1,130 tỷ đồng. Trong năm này, lượng tiền của khách hàng đổ vào VFC cũng ở mức rất cao, hơn 1,074 tỷ đồng.
Danh mục “ngàn tỷ” cho thấy có đến 99.8% chảy vào trái phiếu, lớn nhất là trái phiếu CTCP Đầu tư Xây dựng Phú Thượng – gần 266 tỷ đồng, CTCP Đầu tư Thương mại Sunshine Tech (SST) hơn 216 tỷ đồng và CTCP Đầu tư Xây dựng Xuân Đỉnh hơn 193 tỷ đồng.
Nhưng chỉ sau 1 năm, VFC thoái sạch số trái phiếu này và đưa vào danh mục đầu tư 2 trái phiếu mới gồm trái phiếu CTCP Đầu tư Thương mại Dịch vụ Gia Khang (GKC) gần 148 tỷ đồng và Công ty TNHH Phúc Khang Đông Sài Gòn (PKĐSG) gần 73 tỷ đồng. VFC cũng gia tăng tỷ trọng đầu tư vào cổ phiếu khi mua mới 55.5 triệu cp CTCP BCG Energy (BCGE) tổng trị giá 555 tỷ đồng và một số cổ phiếu khác. Tổng danh mục đầu tư năm 2021 đạt hơn 800 tỷ đồng, sụt giảm mạnh so với năm 2020. Sang năm 2022, danh mục đầu tư ủy thác tiếp tục giảm về chỉ còn hơn 46 tỷ đồng. Trên BCTC quý 3/2023, VFC không trình bày chi tiết các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán.
Xem thêm : Gia chủ giàu sang, làm 1 được 10
9 tháng lỗ gần 2.5 tỷ đồng, đánh bay lãi lũy kế nhiều năm
VFC từng có những năm kinh doanh tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận. Thời điểm cuối năm 2022, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đạt 1.8 tỷ đồng, chiếm gần 7% tổng tài sản cùng thời điểm và cao gấp gần 47 lần mức lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế vào năm 2008.
Tuy nhiên mọi thành quả không trụ nổi trước mức lỗ nặng của 9 tháng đầu năm 2023, ở mức gần 2.7 tỷ đồng, qua đó khiến VFC lỗ lũy kế 827 triệu đồng. Tính riêng trong quý 3 vừa qua, doanh thu VFC giảm đến 89%, về còn gần 184 triệu đồng, do không ghi nhận doanh thu từ hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán; trong khi đó, doanh thu từ hoạt động quản lý danh mục đầu tư giảm mạnh; doanh thu tài chính dù tăng mạnh nhờ lãi đầu tư chứng khoán cũng không đủ cứu cho kỳ kinh doanh khó khăn. Kết thúc quý, VFC lỗ gần 759 triệu đồng.
Kết quả kinh doanh VFC giai đoạn 2018 – 9T2023
(Đvt: Tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinance
|
Theo dữ liệu trên báo cáo hoạt động quản trị rủi ro 6 tháng đầu năm 2023, VFC hiện có 14 nhà đầu tư đang ủy thác, tổng giá trị huy động hơn 683 tỷ đồng, giá trị tài sản ròng (NAV) khoảng 23.6 tỷ đồng. Trong đó Công ty TNHH Dịch vụ Đầu tư Thương mại Quang Minh và Công ty TNHH Đá quý Thế giới có giá trị huy động nhiều nhất, lần lượt ở mức 200 tỷ đồng và 100 tỷ đồng.
Nguồn: Báo cáo quản trị rủi ro 6 tháng đầu năm 2023 của VFC
|
Lưu ý rằng, doanh thu quý 3 nói riêng và 9 tháng đầu năm nói chung của VFC chủ yếu từ doanh thu hoạt động quản lý quỹ thành viên. Đây là quỹ đầu tư Giá trị Việt (VVIF), thành lập vào tháng 08/2022. Theo giới thiệu, VVIF hiện đang là quỹ thành viên duy nhất của VFC, chú trọng đầu tư vào các tài sản có mức độ an toàn cao, thu nhập ổn định như tiền gửi có kỳ hạn, giấy tờ có giá, chứng chỉ tiền gửi của tổ chức tín dụng, công cụ nợ của Chính phủ (trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc, công trái xây dựng Tổ quốc…), trái phiếu có bảo đảm và các loại tài sản đầu tư khác có lãi suất cố định.
6 tháng đầu năm 2023, VVIF có tỷ suất lợi nhuận theo trọng số giá trị (MWR và mwr) lần lượt là 30.58% và 26.68%, NAV hơn 70.3 tỷ đồng.
Bà Võ Anh Tú – Tổng Giám đốc VFC sinh năm 1981, có bằng cử nhân kinh tế của Trường đại học Kinh tế Quốc dân, thạc sĩ khoa học về Kinh doanh Quốc tế của Đại học Maastricht (Hà Lan) và chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ do UBCKNN cấp.
Theo giới thiệu của VFC, bà Tú từng có 20 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành tài chính – ngân hàng tại các công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ như Chứng khoán VNDirect, Công ty TNHH Quản lý Quỹ SSI; nhiều năm đảm nhiệm vị trí Phó Tổng giám đốc CTCP Quản lý Quỹ Đầu tư Chứng khoán An Bình. Ngoài ra, bà còn là Thành viên HĐQT của một số công ty lĩnh vực điện tử, tin học và xây dựng như CTCP Viettronics Đống Đa, CTCP Công trình Viettronics.
|
Huy Khải
FILI
Nguồn: https://danhngon24h.com
Danh mục: Phong Thuỷ