Mạng lưới metro trị giá 25 tỷ USD
Về quy hoạch, hệ thống đường sắt đô thị TPHCM gồm 8 tuyến đường sắt đô thị; 3 tuyến xe điện mặt đất hoặc đường sắt một ray (LRT). Tổng chiều dài của toàn bộ hệ thống đường sắt đô thị TP HCM khoảng 220 km với tổng vốn đầu tư ước tính hơn 25 tỷ USD.
- Một tuần nữa vận may gõ cửa 3 con giáp tài vận đỏ rực
- Thời gian đầu năm Giáp Thìn, 3 con giáp được ơn trên chiếu cố nồng hậu, vượng phát bất ngờ
- Từ 20 29 11 3 con giáp vận mệnh siêu cường tài lộc phủ phê
- Quỹ Tâm Tài Việt hỗ trợ, khuyến khích sự phát triển của cộng đồng
- Ngày 12 12 Thần Tài gọi tên 4 con giáp phát lộc tiền bạc đầy kh
TP HCM cần phải thu xếp nguồn lực tài chính khoảng 25 tỷ USD cho toàn bộ hệ thống đường sắt đô thị trong vòng 4 – 5 năm tới (chậm nhất là vào năm 2028). Trong khi đó, nguồn lực tài chính thực hiện dự án đường sắt đô thị tại TPHCM hiện nay chủ yếu là vốn vay ODA cùng ngân sách Nhà nước tham gia khoảng 10 – 20%.
Bạn đang xem: Thành phố lớn nhất Việt Nam mất 2 thập kỉ chỉ để làm gần 20km metro nhưng vẫn chưa thể vận hành
Trong 8 tuyến đường sắt đô thị của TP HCM, tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) dự kiến sẽ được vận hành thương mại năm 2024, metro số 2 Bến Thành – Tham Lương mới khởi công, các tuyến còn lại đều chưa được triển khai xây dựng.
Tuyến số 1 có tên thương mại là Bến Thành – Suối Tiên, chiều dài khoảng 19,7 km với tổng mức đầu tư 43.757 tỷ đồng do JICA tài trợ và vốn đối ứng của TP HCM. Tuyến đường sắt số 1 đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức và TP Dĩ An. Bên cạnh đó, tuyến Metro số 1 cũng được nghiên cứu kéo dài tới TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) và tỉnh Bình Dương.
Tuyến số 2 có tên thương mại là Bến Thành – Tham Lương chiều dài khoảng 48 km, đi qua các quận: 1, 3, 10, 12, Tân Bình, Tân Phú với tổng chiều dài khoảng 11,3 km (9,3 km đi ngầm và 2 km đi trên cao).
Tuyến metro số 3A có tên thương mại là Bến Thành – Tân Kiên với tổng chiều dài khoảng 19,8 km. Tuyến này sẽ đi qua Bến Thành – Phạm Ngũ Lão – Ngã 6 Cộng Hòa – Hùng Vương – Hồng Bàng – Kinh Dương Vương – depot Tân Kiên – ga Tân Kiên. Tuyến được chia làm hai giai đoạn với tổng mức đầu tư 68.000 tỷ đồng.
Tuyến metro số 3B có hướng tuyến đi từ Ngã 6 Cộng Hòa – Nguyễn Thị Minh Khai – Xô Viết Nghệ Tĩnh – quốc lộ 13 – Hiệp Bình Phước với chiều dài khoảng 12,1 km, trong đó 9 km đi ngầm và 3,1 km đi trên cao. Số lượng ga toàn tuyến là 10 ga, gồm 8 ga ngầm và 2 ga trên cao.
Xem thêm : Hai nữ vận động viên tài năng tuổi 18
Tuyến metro số 4 có hướng tuyến đi từ Thạnh Xuân – Hà Huy Giáp – Nguyễn Oanh – Nguyễn Kiệm – Phan Đình Phùng – Hai Bà Trung – Bến Thành – Nguyễn Thái Học -Tôn Đản – Nguyễn Hữu Thọ – Khu đô thị Hiệp Phước. Tuyến có chiều dài 36,2 km, trong đó 19,9 km đi trên cao và 16,3 km đi ngầm.
Tuyến metro số 4B là nhánh kết nối tuyến Metro số 4 và số 5, có chiều dài khoảng 3,2 km. Tuyến có điểm đầu là ga Công viên Gia định (tuyến số 4) đi theo Nguyễn Thái Sơn – Hồng Hà – Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất – Trường Sơn – Công viên Hoàng Văn Thụ – Ga Lăng Cha Cả (tuyến số 5).
Tuyến số 5 có chiều dài khoảng 26 km, đi từ bến xe cần Giuộc mới – quốc lộ 50 – Tùng Thiện Vương – Phù Đổng Thiên Vương – Lý Thường Kiệt – Hoàng Văn Thụ – Phan Đăng Lưu – Bạch Đằng – Điện Biên Phủ – cầu Sài Gòn.
Tuyến số 6 có hướng tuyến đi từ Bà Quẹo tới Âu Cơ – Lũy Bán Bích – Tân Hòa Đông – Vòng xoay Phú Lâm, chiều dài khoảng 5,6 km. Tuyến có tổng 7 ga ngầm và dùng chung depot Tham Lương với tuyến số 2.
Áp lực phải “về đích” trong 12 năm
Mới đây, Ban Cán sự Đảng UBND TP.HCM trình Thường trực Thành ủy và Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM xin chủ trương đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị nhằm cụ thể hóa mục tiêu theo Kết luận 49 năm 2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Kết luận 49 của Bộ Chính trị đặt mục tiêu đến năm 2035 phải hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị tại TP. Ban Cán sự Đảng UBND TP HCM đánh giá việc hoàn thành 200 km trong 12 năm tới là mục tiêu rất lớn, nếu tiếp tục cách làm tương tự 20 năm qua thì không thể thực hiện kịp.
Ông Hoàng Ngọc Tuân – Quyền Giám đốc Ban Chuẩn bị Đầu tư thuộc Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP HCM cho biết, trong 20 năm, TP mới làm được gần 20 km đường sắt đô thị (tuyến metro số 1).
Thực vậy, nhìn vào tuyến metro đầu tiên của thành phố là Bến Thành – Suối Tiên phải mất thời gian rất dài với rất nhiều khó khăn để ấn định thời gian khai thác thương mại vào tháng 7/2024.
Tuyến Bến Thành – Suối Tiên được phê duyệt năm 2008, khởi công năm 2012, dự kiến đưa vào khai thác sau 6 năm nhưng cuối cùng phải hẹn ngày khai thác vào năm 2024.
Chậm giải ngân vốn, nhiều sự cố kỹ thuật phát sinh, khó khăn nhân sự, Covid-19 là những nguyên nhân khiến metro số 1 chậm trễ sau 11 năm khởi công.
Còn dự án số 2 Bến Thành – Tham Lương có tổng mức đầu tư gần 47.900 tỷ đồng, tổng chiều dài hơn 11 km. Theo kế hoạch, dự án sẽ hoàn thành vào năm 2026.
Mặc dù được phê duyệt từ năm 2010 nhưng phải đến ngày 22/6/2023, UBND TP HCM mới có thể tổ chức khởi công dự án metro số 2 Bến Thành – Tham Lương.
Dự án hẹn ngày hoàn thành vào năm 2026. Tuy nhiên, do công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn nên dự án được lùi thời gian hoàn thành đến năm 2030, 2 năm sửa chữa khiếm khuyết, bảo hành đến hết năm 2032.
Quá trình triển khai liên tục lùi tiến độ của dự án metro số 1 và số 2 khiến mục tiêu phải “về đích” 200km đường sắt đô thị trong 12 năm của TP HCM trở nên áp lực hơn bao giờ hết.
Vì vậy, TP HCM muốn đột phá ‘phủ sóng’ đường sắt đô thị bằng cách quyết định sử dụng ngân sách để lập quy hoạch chi tiết ĐSĐT gắn liền vùng phụ cận các nhà ga thuộc các tuyến đường sắt theo mô hình TOD (bao gồm quyền sử dụng đất, sử dụng không gian ngầm và khoảng không trên cao) cũng như dùng ngân sách để bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Ngoài ra, TP HCM cũng đề xuất các phương án phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, quốc tế; vay từ các tổ chức tài chính, tổ chức khác trong nước và nguồn vay từ nước ngoài; nguồn trái phiếu chính phủ phát hành không phụ thuộc vào hạn mức trần.
Nguồn: https://danhngon24h.com
Danh mục: Phong Thuỷ