Cây hoa giấy là loại hoa có nét đẹp giản dị, ngoài ra nó còn có tên gọi khác là cây bông giấy hay móc diều (tên khoa học là Bougainvillea spectabilis, tên tiếng Anh là Bougainvillea, Paper Flower), loài hoa này thuộc họ thực vật Nyctaginaceae. Tên của loài hoa này được đặt dựa trên đặc điểm bên ngoài của nó, đó là nét đẹp mỏng manh nhưng kiên cường bởi sức chịu hạn khá tốt, cho hoa quanh năm; hơn nữa cánh hoa của loài hoa này trông khá giống những tờ giấy mềm mại, mỏng manh.
- Vứt bỏ gói hút ẩm chẳng khác gì ném tiền qua cửa sổ, chúng có nhiều công dụng quý nhiều người không biết
- Tuyệt chiêu đơn giản để tạm biệt tình trạng béo mắt đơn giản chỉ trong thời gian ngắn
- Các cụ dặn, “Người ngủ 3 giấc, mạng mỏng hơn giấy”, có 3 giấc ngủ đoạt mạng, đó là gì?
- Làm ăn ế ẩm, mãi vẫn thấy nghèo, hãy xem bàn thờ có phạm 5 đại kỵ sau không
- 7 nghề ở Việt Nam thu nhập cao, dễ kiếm việc mà không cần bằng Đại học
Theo nhiều nghiên cứu thì hoa giấy có nguồn gốc từ Brazil (Nam Châu Mỹ) và sau này du nhập đến các nước khác đặc biệt là những nước có khí hậu nhiệt đới (cây dễ thích nghi) và lai tạo ra nhiều loại khác (hoa giấy Thái Lan, hoa giấy Mỹ,…). Bởi nước ta cũng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nên rất dễ dàng trồng và được trồng ở nhiều nơi trên cả nước để làm cảnh, lấy bóng mát (làm thành giàn cho cây leo),…
Bạn đang xem: Thêm vài thìa này vào, hoa nở quanh năm, lá tốt tươi
Cây hoa giấy thuộc dạng cây thân gỗ và có thể mọc leo, vươn dài và khả năng mọc khá nhanh với nhiều cành và có gai. Lá cây có màu xanh thẫm (xanh quanh năm), hình trái xoan (thuôn ở phần đỉnh lá, phần gốc lá lại tròn, hơi cong) và mọc so le.
Hoa giấy mọc thành chùm ở đầu ngọn cành; tuy có nhiều màu nhưng thực chất đó là những lá bắc hình thành nên (lá bắc có dạng lá và nhiều màu tạo nên các màu sắc của hoa giấy), hoa hình ống dài bên trong (màu trắng hoặc hơi vàng) thường được lá bắc xếp 3 chiếc một bao bọc lấy. Quả của cây hoa giấy tuy hiếm thấy nhưng đặc điểm nhận dạng đó là quả bế tròn và có màu nâu.
Cách tưới nước cho hoa giấy
Trước hết, bạn cần nắm rõ cách tưới nước cho hoa giấy khoa học để chống ngập úng. Vì hoa giấy không ưa nước do đó, bạn nên trồng ở nơi khô thoáng, cao ráo để tránh gây ngập úng. Tốt nhất, bạn nên tạo các lỗ thoát nước trong chậu hoặc bồn, để tránh hoa giấy bị thối khiến cây bị chế hoặc ngập nước.
Tưới nước cho hoa giấy bạn cần lưu ý không được nước quá đẫm sẽ khiến cây sẽ bị úng và chết. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng vòi xịt giúp lượng nước phân bổ đều cho cây.
Đối với hoa giấy mới trồng cần giữ ẩm khoảng 15 ngày đầu, vì vậy bạn nên tưới 1 lần/ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng nên che nắng cho cây hoa giấy non để cây có sự phát triển tốt nhất. Bởi vì khi cây bị ngập úng sẽ chết hoặc thừa nước sẽ không ra hoa hoặc cây khi trồng đất thiếu dinh dưỡng sẽ ra ít hoa. Sau khoảng 15 ngày khi hoa giấy phát triển ổn định, bạn có thể tưới khoảng 3 – 4 lần/tuần.
Riêng vào mùa nắng, bạn chỉ cần duy trì tưới 3 – 4 lần/tuần để cung cấp độ ẩm. Cây hoa giấy không cần nhiều nước, do đó bạn không nên tưới quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của cây. Khi hoa giấy trong thời kỳ ra hoa, bạn cần duy trì độ ẩm cho cây, tránh thiếu nước để giúp hoa nở đều và đẹp nhất.
Xem thêm : Tỏi bán đầy chợ nhưng thấy 4 củ này, có cho không cũng đừng lấy
Cách kích cho hoa giấy ra hoa
Bạn nên bắt đầu bón phân cho hoa giấy bằng cách pha dưới dạng lỏng, tưới phân cho cây vào đầu mùa xuân và 2 tuần/lần trong thời kỳ ra hoa.
Cây hoa giấy tương đối dễ chăm sóc, vào mùa hè có nhiệt độ và độ ẩm cao, nhiều nắng nên bạn cần chú ý hơn một chút. Duy trì trạng thái đất tơi xốp, thoáng khí, thường xuyên bổ sung 3 loạn phân là đạm, lân, kali thì cây hoa giấy sẽ phát triển tốt.
Có thể tham khảo các loại phân bón kích hoa nở sai bông như: Amino Acid, Atonik, Na-NAA…
Một trong những mẹo thú vị để duy trì độ pH của đất chính là sử dụng giấm. Bạn hãy pha loãng 1 chén giấm (150ml) với 4 lít nước sạch rồi tưới vào đất. Dung dịch này không chỉ giúp đất tăng độ chua mà còn cung cấp một lượng sắt nhất định vào đất trồng. Giấm kích thích cây phát triển tốt và ra hoa thường xuyên.
Cách xiết nước cho hoa giấy ra hoa đúng dịp
Các chị em khi trồng hoa giấy cần lưu ý rằng, loài hoa này khi sống trong môi trường đất khô cằn sẽ càng ra nhiều hoa và phát triển tốt. Do đó, nếu chị em tự trồng hoa giấy ở nhà và muốn cây nở đúng thời điểm thì có thể cắt nước. Chị em nên ngưng tưới nước cho hoa khoảng 50 ngày, không phải lo lắng cây sẽ bị chết vì hoa giấy có khả năng chịu hạn rất tốt.
Sau đó, các bạn có thể tưới nước lại cho hoa giấy thường xuyên trong 10 ngày giúp cây nảy lộc và ra hoa đẹp. Đối với chậu có đường kính 25cm và sâu 23cm, bạn nên tưới 200ml/ngày vào chậu. Ngoài ra, bạn cần bổ sung các loại phân bón để cây ra sai hoa hơn nhé!
Các loại hoa giấy phổ biến hiện nay
Xem thêm : Vì sao các cụ nói xem gian bếp, biết nết đàn bà?
Hoa giấy Thái Lan (Bougainvillea Spectabilis)
Đặc điểm nhận dạng là có 2 màu (có chùm màu hồng, có chùm màu trắng) ít rụng và ra hoa thường xuyên, cánh nhỏ. Loại cây hoa giấy này giâm cành cũng sống, thường hay trồng trước cổng nhà.
Hoa giấy Brazil (Bougainvillea Glabra)
Đặc điểm của cây là mọc leo trên nhiều địa hình (cổng nhà, vách tường,…) và mang các đặc điểm nổi trội như đã giới thiệu về nguồn gốc, đặc điểm cây hoa giấy ở trên như: Lá màu xanh, hình trái xoan, đỉnh hơi nhọn, hoa mọc thành chùm,..
Hoa giấy Vạn Hoa Lầu
Thường sở hữu hoa màu hồng tím hoặc đỏ hồng lẫn tím, cây khá nhỏ nên thường được trồng trong chậu để làm cây bonsai.
Cây hoa giấy Cao Bồ
Là loại cây hoa giấy rất ấn tượng bởi có nhiều màu (màu đỏ, màu cam, màu trắng) nhưng là tự nhiên của cây chứ không phải do con người ghép. Đặc điểm nhận dạng là lá nhỏ, giữa xanh, chung quanh màu trắng bạc và hơi tròn.
Hoa giấy Cẩm Thạch
Loại cây hoa giấy rất đặc biệt ở chỗ có lá trắng xanh, có rất nhiều hoa.
Nguồn: https://danhngon24h.com
Danh mục: Ẩm thực