Ý nghĩa phong thủy của cây đinh lăng
- Nhìn nồi lẩu cay đặc sánh ớt và tiêu ở Trùng Khánh như thế này, bạn có dám thử?
- Hấp mực chỉ cần thả thứ này vào mực giòn, ngon hết sạch mùi tanh cực kỳ đơn giản
- Vì sao các cụ nói xem gian bếp, biết nết đàn bà?
- ‘Trên bàn ăn không nên bày 3 món’, ai không biết dễ rước họa vào nhà
- Khi chiên rán, thêm vào chảo vài giọt này, vừa không bị bắn dầu, đồ ăn lại giòn rụm, để lâu không ỉu
Cây đinh lăng còn được một số người gọi là cây gỏi cá. Đây là loại cây phổ biến được trồng ở nhiều nơi. Cây vừa có tác dụng làm cảnh, vừa dùng làm thức ăn, vừa làm thuốc.
Bạn đang xem: Ý nghĩa phong thủy của cây đinh lăng, vị trí tốt nhất trồng cây đinh lăng giúp hút tài lộc
Trong ẩm thực, lá đinh lăng thường được dùng cùng các món gỏi, nem. Ngoài ra, đinh lăng có thể đem kho cá, nấu canh, xào đều hấp dẫn.
Phần rễ của cây đinh lăng thường được dùng để đun nước uống hoặc ngâm rượu.
Trong y học cổ truyền, lá đinh lăng tươi được dùng để đun nước uống giúp bồi bổ cơ thể, giảm căng thẳng, suy nhược thần kinh, trị đau đầu, chóng mắt, hoa mắt, mất ngủ, mỏi gối, đau khớp…
Xem thêm : Có 1 cách dùng thông minh, không biết quá phí
Theo phong thủy, cây đinh lăng tượng trưng cho nguồn năng lượng dồi dào, mang lại nguồn không khí trong lành, dịu mát cho căn nhà. Loại cây này có tác dụng chặn khí xấu và giữ tài lộc cho gia chủ.
Vị trí tốt nhất để trồng cây đinh lăng
Theo quan niệm phong thủy, cây đinh lăng trồng trước nhà sẽ giúp chặn các nguồn khí xấu, giúp thu hút tài lộc cho gia chủ. Loại cây này có tác dụng trấn giữ tiền của, ngăn của cải thất thoát, giúp hạn chế điềm xấu đến với gia đình.
Lưu ý, khi trồng cây đinh lăng trước cửa nhà thì phải tránh để cây chắn ngang lối đi. Hãy trồng cây đinh lăng gọn gàng ở một bên để lối đi được thông thoáng, vừa thuận tiện cho việc di chuyển, vừa giúp thu hút vượng khí vào nhà.
Cây đinh lăng vốn ưa nắng nên gia chủ tránh trồng dựa sát vào tường hoặc nơi có bóng râm. Hãy ưu tiên trồng cây ở những nơi có thể đón nắng tốt.
Xem thêm : 9 thói quen bất di bất dịch để chăm sóc da vào mùa đông bạn cần ghi nhớ
Cây đinh lăng mang nguồn năng lượng xanh rất phù hợp với người mệnh Hỏa và mệnh Mộc. Gia chủ thuộc một trong hai mệnh này có thể trồng cây đinh lăng trong nhà vừa để trang trí vừa thu hút tài lộc.
Cách trồng cây đinh lăng
Cây đinh lăng là loại cây dễ trồng, không yêu cầu chăm sóc cầu kỳ. Cây không thích đọng nước, có thể phát triển tốt trong đất pha cát, tơi xốp. Có thể trồng cây vào cả 4 mùa nhưng tốt nhất nên trồng vào mùa xuân (tháng 1-4).
Trước khi tiến hành trồng cây nên làm đất tơi, bón lót bằng phân chuồng hoặc phân NPK. Có thể trồng cây bằng cách giâm cành.
Cây đinh lăng phát triển quanh năm, có khả năng chịu hạn, ít sâu bệnh nên không cần sử dụng các loại thuốc trừ sâu. Không cần không tưới cây liên tục. Từ năm thứ 2 nên tỉa bớt lá và cành, mỗi năm hai đợt vào tháng 4 và tháng 9.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.
Nguồn: https://danhngon24h.com
Danh mục: Ẩm thực