Nghề không đơn giản nhưng thu nhập hậu hĩnh
- Thịt bò có màu sắc óng ánh như 7 sắc cầu vồng có ăn được không?
- ‘Âm hư gối đầu ẩm, dương hư giường không ấm’, có nghĩa là gì?
- Lê Dương Bảo Lâm đáp trả khi bị nghi làm màu, Cường Đô La thừa nhận mặc nhầ quần của vợ
- Loại rau cực rẻ đầy chợ Việt, cắm vào đất là um tùm như cỏ dại nhưng bổ hơn thịt, tốt hơn thuốc
- Làm theo cách này đậu nhanh mềm, bở tơi, ăn ngon xuất sắc
Xử trảm là một trong những phương thức tử hình phổ biến thời phong kiến. Người thực hiện hành động xử trảm được gọi là đao phủ. Ở Trung Quốc, hình ảnh đao phủ được mô tả là người đàn ông to béo, đầu chít khăn đỏ, mặc áo bó sát người, tay cầm đại đao.
Bạn đang xem: Đao phủ phun một ngụm rượu lên thanh đao trước khi hành hình để làm gì?
Đao phủ hành hình tội phạm ở pháp trường. Khi đến giờ Ngọ, quan coi xử án sẽ cầm thẻ bài tử ném xuống đất, đao phủ sẽ bịt mắt tử tù, sau đó uống một ngụm rượu rồi phun vào đao và từ từ giơ lên cao rồi chém xuống tử tội đang quỳ và bị trói tay về phía sau.
Ƭrên thực tế, mỗi loại công việc đều có những quу tắc nhất định mỗi khi hành nghề. Nghề đao phủ cũng không phải ngoại lệ. Xuất ρhát từ quan điểm tích đức hành thiện, nhiều người thường coi đao phủ là nghề độc ác, dã man khi tước đoạt mạng sống của người khác. Thế nhưng, trở thành một đɑo phủ thực thụ cũng không hề dễ dàng. Ƭhậm chí nếu hành hình không “tới nơi tới chốn”, họ còn có nguу cơ bị người nhà phạm nhân tìm tới trả thù.
Vì tính chất công việc không dễ tìm được người phù hợp nên đa phần nghề đao phủ là do cha truyền con nối, từ đời này sang đời khác. Từ đây hình thành nên các gia tộc chuyên hành nghề đao phủ. Mỗi dòng họ theo nghề này đều lưu giữ một thanh bảo đao to dài và đặc biệt sắc bén như một vật gia truyền để hành nghề.
Thực tế, nghề đao phủ là một công việc có thu nhập rất hậu hĩnh. Ngoài tiền lương hàng tháng, cứ sau mỗi phiên hành hình, họ còn được trả thêm một số tiền nhiều gấp 3 lần. Nếu gia đình phạm nhân có yêu cầu, họ cũng sẽ được đút lót thêm một khoản không hề nhỏ. Vốn xuất thân từ tầng lớp nông dân nghèo, số tiền này đủ để họ rủng rỉnh chi tiêu và không phải quá lo lắng, vất vả với cuộc sống.
Xem thêm : Đổi vị với vô vàn món ăn từ nội tạng heo, ngon nhức nách khó có thể bỏ qua
Phun rượu để tế đao trước khi hành hình
Trong quá trình phát triển của xã hội phong kiến Trung Quốc, những người vi phạm pháp luật sẽ bị trừng phạt, trong đó chặt đầu là hình phạt nghiêm khắc nhất.
Đao phủ là một nghề rất đặc biệt ở Trung Quốc thời xưa, sau khi nhà Thanh sụp đổ năm 1912, nghề này cũng biến mất cùng với sự sụp đổ của xã hội phong kiến.
“Đề thủ tù phạm” có viết: “Quan phủ thưởng rượu cho tên đao phủ. Sau đó đao phủ tới thao trường… Quản giáo ném dấu hiệu, đao phủ thực hiện hành hình, cuối cùng gia đình đến mang thi hài về”.
Trong thời cổ đại, chỉ những người phạm tội nghiêm trọng mới bị kết án tử hình. Khi đến giờ, đao phủ sẽ phun một ngụm rượu trắng lên thanh đao rồi mới mới bắt đầu công việc.
Một số người cho rằng làm như vậy để tránh nhiễm trùng vết thương. Ai cũng biết rượu có thể làm giảm viêm nhiễm và giữ vệ sinh cho vết thương, tuy nhiên người ta đã chặt đầu thì điều này không cần thiết. Vì vậy, đây là giả thuyết vô căn cứ.
Xem thêm : Lý do vì sao dưỡng ẩm da vào ban đêm thực sự cần thiết và quan trọng hơn ban ngày
Lý do của việc làm này thực ra đã được khoa học chứng minh, mục đích của việc này là để lưỡi đao không bị gỉ.
Sau khi hành hình, trên đao sẽ dính một ít máu tươi, lâu ngày sẽ phản ứng với kim loại của lưỡi đao. Một thanh đao dùng để chặt đầu, dù có sắc bén đến đâu, lâu ngày sẽ bị rỉ sét, nếu vậy sẽ mất đi độ sắc bén, không đạt được mục đích của việc chặt đầu.
Thời xưa, đao phủ cần thực hiện hình phạt chặt đầu đơn giản và gọn gàng, giúp cho tù nhân bớt đau đớn trước khi chết. Vì vậy, trước khi hành hình, đao phủ sẽ phun một ngụm rượu trắng lên con dao, điều này đã trở thành luật bất thành văn, lớp rượu trắng phủ trên đao cũng trở thành lớp màng bảo vệ, dù có bị ố vàng thì cũng dễ lau chùi hơn.
Ngoài ra, việc phun rượu cũng có một phần lý do từ sự mê tín và niềm tin vào những thế lực siêu nhiên.
Theo người xưa, phun rượu là một phương pháp hiến tế cổ xưa. Đao phủ sợ rằng hồn ma của người bị hành hình sẽ quay về báo thù. Họ tin rằng điều này có thể tránh được linh hồn ma quỷ.
Trên thực tế, mỗi lần trước khi hành quyết, đao phủ thường thực hiện ba nghi lễ, đó là cúng tế trời, cúng tế đất và cúng đao. Theo quan điểm của người xưa, rượu trắng có thể dùng để trấn áp yêu ma, còn rượu vàng thì có thể dùng để xua đuổi tà ma.
Ngoài việc phun rượu, chúng ta có thể quan sát thấy các đao phủ đều đeo khăn quàng đỏ, mặc quần áo màu đỏ, điều này là do người xưa cho rằng ma quỷ rất sợ màu đỏ. Vì vậy, đao phủ đã thêm một lớp bảo vệ cho mình, tất cả là do sự mê tín của người xưa.
Nguồn: https://danhngon24h.com
Danh mục: Ẩm thực