Dọn dẹp ban thờ cuối năm từ lâu đã là một phong tục của nhiều gia đình trong dịp Tết nguyên đán cổ truyền. Dưới đây là những ngày đẹp nhất của tháng Chạp thích hợp bao sái bát hương, ban thờ của gia đình mà bạn có thể tham khảo.
- Làm theo Song Hye Kyo 4 kiểu tóc để giúp tuổi 40 vẫn trẻ như đôi mươi.
- 6 loại hoa đẹp mỹ miều, nhiều người trưng Tết hoá ra tiềm ẩn nhiều “hiểm hoạ”, cần cẩn thận khi mua về
- 5 điều cần làm sau tuổi 30 để làn da đẹp toàn diện, không tì vết
- Dấu hiệu đất lành – phong thủy tốt, gia chủ càng ở càng có lộc, chớ dại bán đi
- 1 tuổi cực đỏ vơ hết tài lộc trong thiên hạ
Ý nghĩa của việc bao sái ban thờ
Bạn đang xem: Thầy phong thủy tiết lộ, 2 ngày đẹp nhất để bao sái ban thờ đón Tết 2024 hút nhiều tài lộc: Đừng bỏ lỡ
Bao sái ban thờ được hiểu là rút tỉa chân hương, lau dọn bát hương, đồ thờ cúng, làm sạch – thơm toàn bộ khu vực thờ cúng – việc này rất cần làm nhất là khi năm cũ sắp qua, Tết Nguyên đán sắp đến. Bình thường sau khi lễ Táo quân thì các gia đình sẽ chọn ngày phù hợp, thuận tiện để bao sái ban thờ.
Nhưng cuối năm việc bao sái ban thờ có ý nghĩa quan trọng hơn vì việc làm cho bát hương, ban thờ sạch sẽ, thoáng đãng, bày biện đồ mới… còn nhằm thể hiện lòng thành kính, biết ơn của con cháu chuẩn bị đón Gia tiên về “ăn Tết”. Vì vậy bước vào tháng Chạp nhiều người đã tìm hiểu chọn ngày tốt, giờ đẹp để việc bao sái ban thờ diễn ra thuận lợi như ý.
02 ngày đẹp nhất để bao sái ban thờ
Tháng Chạp có các thời điểm có thể bao sái ban thờ tốt nhất để đón Tết để các gia chủ có thể chọn cho phù hợp với hoàn cảnh. Cụ thể, trong tháng Chạp năm Quý Mão 2023 sẽ có một số ngày đại cát rất thích hợp để các gia đình bao sái ban thờ, rút tỉa chân nhang cuối năm để nơi thờ phụng tổ tiên được sạch sẽ đón năm mới.
Ngày 23/12 âm lịch: Đây là ngày Tư Mệnh Hoàng Đạo, là ngày tốt nhất để tỉa chân nhang, bao sái bàn thờ. Người phương Đông quan niệm, ngày 23 tháng Chạp là ngày ông Công ông Táo lên chầu trời. Nếu gia chủ lau dọn, bao sái ban thờ sạch sẽ vào ngày này sẽ thể hiện được tấm lòng thành kính, tâm mong cầu cho một năm mới hạnh phúc và bình an hơn.
– Ngày Rằm tháng Chạp (tức ngày 15/12 âm lịch): Ngày mùng 1, ngày Rằm là những ngày linh thiêng của đất trời, vào thời điểm này gia chủ bao sái ban thờ cũng sẽ nhận được nhiều lộc lá vào năm tới.
Giờ đẹp dọn bàn thờ cuối năm Quý Mão
Theo quan niệm dân gian, 23 tháng Chạp là thời điểm ông Công ông Táo cưỡi cá chép về trời bẩm báo những việc đã xảy ra trong gia đình trong một năm vừa qua. Đến đêm 30 Tết, các vị thần mới trở về để coi sóc việc bếp núc của gia đình.
Sau đây là các khung giờ đẹp trong tháng Chạp năm Quý Mão để lau dọn ban thờ trước khi bước sang năm mới 2024:
+ Ngày 23 tháng Chạp
Mậu Tý (23h-1h): Thanh Long
Kỷ Sửu (1h-3h): Minh Đường
Nhâm Thìn (7h-9h): Kim Quỹ
Quý Tị (9h-11h): Bảo Quang
Xem thêm : Bật mí công thức làm nước uống thần dược cho làn da, đánh bay mọi khuyết điểm
Ất Mùi (13h-15h): Ngọc Đường
+ Ngày 25 tháng Chạp
Giáp Dần (3h-5h): Tư Mệnh
Bính Thìn (7h-9h): Thanh Long
Đinh Tị (9h-11h): Minh Đường
Canh Thân (15h-17h): Kim Quỹ
Tân Dậu (17h-19h): Bảo Quang
Quý Hợi (21h-23h): Ngọc Đường
+ Ngày 26 tháng Chạp
Ất Sửu (1h-3h): Ngọc Đường
Mậu Thìn (7h-9h): Tư Mệnh
Canh Ngọ (11h-13h): Thanh Long
Tân Mùi (13h-15h): Minh Đường
Giáp Tuất (19h-21h): Kim Quỹ
Ất Hợi (21h-23h): Bảo Quang
Cách lau dọn ban thờ cuối năm
Xem thêm : 5 thói quen đơn giản giúp phụ nữ luôn giữ được thanh xuân mơn mởn, trẻ mãi không già
Bước 1: Chuẩn bị
Trước khi lễ lau dọn nhà cửa sạch sẽ, mở toang các cửa trong nhà, chuẩn bị đĩa cúng hoa quả tuỳ tâm.
– 10 bông cúc vàng chia làm 2 bình cắm 2 bên (không có 2 bình thì 1 bình 5 bông cũng được).
– Rượu trắng và 1 củ gừng để nguyên vỏ giã nát + khăn sạch (giã gừng và đổ rượu vào, ngâm khăn vào rượu ít nhất 30 phút trước khi lau dọn).
Bước 2: Thắp hương trước khi dọn dẹp
Thắp 1 nén hương và khấn xin phép gia tiên/ các quan thần linh/ thần tài để thông báo xin được dọn dẹp bàn thờ xin các Ngài tạm lánh sang 1 bên để thực hiện việc dọn dẹp. Đợi hương tàn hết thì mới bắt đầu dọn.
Bước 3: Hạ các đồ muốn lau dọn xuống
Lưu ý, tuyệt đối không được hạ và di chuyển bát hương (có 1 số vùng miền cứ 23 là đổ hết tro trong bát hương, sau đó cho tro mới vào bốc lại).
Không dốc, đổ bát hương, mà nên bốc từng nắm, tránh âm phần bị động. Cần chuẩn bị 1 cái bàn to và cao, phủ vải hoặc giấy đỏ để hạ đồ thờ cúng (bài vị, di ảnh, bình hoa, chén nước,… xuống và để ngay ngắn đồ thờ cúng lên bàn).
Không lau đồ trực tiếp trên bàn thờ, hãy dùng khăn sạch đã ngâm rượu gừng từ 30 phút trở lên để lau toàn bộ các đồ thờ. Sau đó dùng thêm 1 khăn khô lau lại. Lau lần lượt từng món, không nên lau vội vàng, không kẹp đồ thờ vào nách, chân hoặc háng. Không được vứt đồ thờ cúng lăn lóc mà phải để ngay ngắn, trang nghiêm.
Bước 4: Bao sái, rút tỉa chân hương
Rửa 2 tay sạch bằng rượu gừng trước khi thực hiện. Dùng 1 tay giữ chặt bát hương xuống để tránh làm cho bát hương bị xê dịch. Dùng khăn khô, chổi khô lau quét toàn bộ bụi trên miệng, xung quanh bát hương.
Sau khi lau dọn, lấy 2 tay (lưu ý là 2 tay) rút tỉa từng chân hương 1 cho tới khi chân hương còn số lẻ 1/3/5/7/9. Thường bát hương thần linh nên để lại 5 chân hương (ngũ hành tề tụ). Những bát hương khác thì để lại 3 chân hương (sinh tài).
Chỗ chân hương rút ra để lại lên bàn có phủ vải/ giấy đỏ, sau đó hoá hết chân hương đó đi, tro tàn gom lại và thả ra sông có dòng chảy nếu có thể. Sau đó lấy thêm 1 khăn sạch khô lau dọn tàn từ chân hương cũ rơi xuống. Dùng khăn đã ngâm rượu gừng lau lại 1 lần xung quanh bát hương là hoàn thành.
Lấy khăn khô lau và thu dọn hết toàn bộ bụi, tro trên bàn thờ xuống. Thêm 1 khăn sạch khác cũng đã ngâm rượu, lau lại toàn bộ bàn thờ, sau đó lại dùng khăn khô lau lại 1 lần nữa.
Bước 5: Đặt lại đồ cúng
Đặt lại đồ thờ cúng và thay nước, thay chum gạo muối (nếu có). Sau đó, khấn xin thỉnh các Ngài về, báo cáo con đã xong việc.
Nguồn: https://danhngon24h.com
Danh mục: Làm Đẹp