Nói đến đồ uống mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp ổn định đường huyết không thể không nhắc đến trà hoa cúc. Đây là một loại trà thảo dược phổ biến được làm từ hoa của cây hoa cúc với hương vị tinh tế, hơi ngọt và mùi thơm nhẹ nhàng. Với một lượng hoa cúc vừa đủ, thêm mật ong hoặc các loại thảo mộc là bạn đã có một loại đồ uống vừa thơm ngon vừa ổn định lượng đường trong máu, rất tốt cho người tiểu đường.
- Mách nàng loạt mẹo làm đẹp từ chanh giúp da sáng bật tông, ngày càng hoàn hảo không tỳ vết
- 4 công thức làm đẹp với loại quả chỉ vài nghìn đồng, giúp nàng giải quyết mọi khuyết điểm của làn da
- Trai hay gái đều tài ba hơn người, lớn lên cha mẹ được nhờ
- Gợi ý món ngon từ bao tử heo, thơm ngon bổ dưỡng cho cả gia đình
- Nói cho con gái biết người mình yêu có đáng tin cậy không, chỉ cần hỏi anh ta 4 câu hỏi này
Trà hoa cúc có đặc tính chống viêm, có thể ngăn ngừa tổn thương các tế bào tuyến tụ, nơi sản xuất insulin – loại hormone có tác dụng chuyển hoá chất carbohydrate trong cơ thể. Loại trà này cũng có liên quan đến việc cải thiện độ nhạy insulin và quản lý glucose đồng thời có thể giúp giảm căng thẳng oxy hoá trong cơ thể.
Bạn đang xem: Thêm vào cốc nước ấm 1 thứ có ngay ‘thuốc’ hạ đường huyết tự nhiên, tốt cho tim mạch, ngừa K
Nghiên cứu ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường cho thấy những người uống trà hoa cúc trong bữa ăn liên tục 8 tuần có lượng đường trong máu trung bình thấp hơn đáng kể so với nhóm không uống. Bên cạnh đó, đặc tính chống oxy hóa của trà hoa cúc có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng sức khỏe liên quan đến bệnh tiểu đường như giảm thị lực, bệnh tim và bệnh thận mãn tính.
Ngoài ra, trà hoa cúc cũng đã được khoa học chứng minh có những lợi ích khác dưới đây:
Hỗ trợ giấc ngủ ngon
Xem thêm : 5 sai lầm phổ biến khi đắp mặt nạ, không sửa ngay sẽ khiến da xuống cấp
Đây được xem là đồ uống tuyệt vời sau bữa tối và trước khi đi ngủ. Nó không chứa caffeine nhưng có chứa chất chống oxy hoá apigenin giúp hỗ trợ giấc ngủ ngon, ngăn ngừa mất ngủ.
Nghiên cứu liệu pháp tế bài học năm 2019 cho thấy hoa cúc cải thiện chất lượng giấc ngủ và chứng rối loạn lo âu. Quan trọng là bạn nên duy trì uống trà hoa cúc mỗi ngày để tăng hiệu quả với giấc ngủ và tâm trạng.
Tốt cho tim mạch
Trong trà hoa cúc có chứa một số chất chống oxy hoá như flavonoid có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Flavonoid đã được chứng minh hiệu quả trong việc giảm huyết áp và cholesterol, gồm cả chất béo trung tính và cholesterol xấu. Thường xuyên uống trà hoa cúc có thể giúp duy trì mức huyết áp khoẻ mạnh, giúp giảm căng thẳng, thúc đẩy thư giãn các mạch máu và động mạch.
Tăng cường sức khoẻ tiêu hoá
Hoa cúc có nhiều tác dụng với hệ tiêu hoá như làm dịu các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) và giảm viêm. Bên cạnh đó, trà hoa cúc còn có thể làm giảm co thắt dạ dày, thúc đẩy quá trình tiêu hoá khoẻ mạnh. Người bị đầy hơi, đau bụng và khó tiêu có thể uống trà hoa cúc để cải thiện những tình trạng này.
Xem thêm : Ai có 1 cũng đáng chúc mừng
Ngăn ngừa một số loại ung thư
Các chất chống oxy hoá trong trà hoa cúc có liên quan đến khả năng ngừa một số loại ung thư. Nhất là chất chống oxy hoá apigenin đã được chứng minh có tác dụng chống lại các tế bào ung thư như ung thư tử cung, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư da, ung thư vú. Kết quả xét nghiệm trong phòng thí nghiệm cũng cho thấy hợp chất trong hoa cúc có thể ngăn ngừa sự phát triển của ung thư gan và bệnh bạch cầu.
Bên cạnh đó, trà hoa cúc còn có tác dụng làm đẹp da, chậm quá trình lão hoá, giảm stress, ngăn cảm lạnh và bệnh loãng xương. Hơn nữa, đặc tính chống viêm của hoa cúc còn giúp ngăn ngừa các bệnh mãn tính như béo phì, viêm khớp và rối loạn tự miễn dịch.
Những lưu ý khi uống trà hoa cúc
Bạn có thể pha trà hoa cúc từ hoa tươi hoặc hoa khô tuỳ vào sở thích và điều kiện. Mỗi ngày uống từ 8 – 10g hoa cúc, uống sau bữa ăn và trước khi đi ngủ ít nhất 30 phút, không uống khi bụng đói. Nhiệt độ nước thích hợp để pha trà hoa cúc chỉ nên dao động từ 80 – 85 độ C, không cần nước quá nóng làm mất đi một số dưỡng chất của thảo mộc.
Các chuyên gia cảnh báo, người đang sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến bác sĩ, những người bị dị ứng hoa, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú không nên sử dụng.
Nguồn: https://danhngon24h.com
Danh mục: Làm Đẹp