Có một loại rau rất đặc biệt, bổ hơn thịt rẻ hơn thuốc, bán đầy ngoài chợ mà trồng tại nhà vô cùng dễ, trồng một chậu có thể ăn được cả đời. Lá hẹ còn được đem chế biến các món ngon hấp dẫn, dễ làm, rất tốt cho sức khỏe, kéo dài tuổi thọ con người.
- Ngô Thanh Vân và Huy Trần tổ chức kỷ niệm một năm ngày cưới sang chảnh, cặp đôi tình tứ hết nấc
- Có nên trồng cây Đinh Lăng trước cửa nhà?
- Mẹo đơn giản giúp trứng mướt mềm, tạo vân đẹp mắt
- 3 mẹo làm đẹp bằng sữa tươi giúp cải lão hoàn đồng cho làn da
- 8 ngày cuối tháng 8 âm, 3 tuổi được Thần Tài gọi tên, lộc rơi trúng nhà, ví tiền rủng rỉnh
1. Tác dụng của rau hẹ với sức khỏe con người
Bạn đang xem: Ngoài chợ bán rẻ bèo
Cây rau hẹ còn được người dân một số nơi gọi là cửu thái, khởi dương thảo… Đây là một loại rau gia vị, thường được sử dụng trong chế biến một số món ăn. Bên cạnh đó cây rau hẹ còn được biết đến là một vị thuốc Đông y để chữa bệnh.
Thoạt nhìn nhiều người lầm tưởng đây là cây hành lá, thế nhưng hoàn toàn không phải. Cây rau hẹ có chiều cao khoảng 20 – 40cm, có mùi thơm rất đặc trưng. Cây rau hẹ rất dễ trồng và ít phải chăm sóc. Bạn chỉ cần gieo hoặc trồng bằng cây con một lần, là đã có thể thu hoạch nhiều lứa, nhiều năm. Cây rau hẹ phát triển tốt quanh năm, vừa có thể dùng làm rau ăn, vừa có thể dùng làm thuốc chữa bệnh những khi cần thiết.
Lá hẹ chứa ít calo nhưng lại có nhiều chất dinh dưỡng có lợi như là vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, để nhận được một lượng đáng kể các chất dinh dưỡng này, bạn sẽ phải ăn một lượng lớn lá hẹ.
Theo y học cổ truyền, cây rau hẹ tính nhiệt, khi nấu chín thì ôn, vị cay, đi vào các kinh Can, Vị và Thận. Rau hẹ có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ và giải độc. Thường được sử dụng trong điều trị các chứng bệnh đau tức ngực, nấc, ngã chấn thương,…Phần gốc rễ cây rau hẹ có tính ấm, vị cay, có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ, thường được dùng để chữa ngực bụng đau tức do thực tích, đới hạ, các chứng ngứa,… Hạt của cây rau hẹ có tính ấm, vị cay ngọt, đi vào các kinh Can và Thận, nó có tác dụng bổ Can, Thận, tráng dương và cố tinh. Thường được dùng làm thuốc chữa chứng tiểu tiện nhiều lần, mộng tinh, di tinh, lưng gối yếu mềm.
Theo nghiên cứu hiện đại, cây rau hẹ có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi có thể mang lại một số lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả tác dụng chống ung thư.
Nếu bạn có tiền sử bị dị ứng với hành tây hoặc tỏi, bạn cũng có thể bị dị ứng khi ăn lá hẹ. Hẹ có chứa diallyl disulphide, nó có thể tạo ra phản ứng ở một số người.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hẹ trong thùng xốp dùng quanh năm
Xem thêm : 5 loại mỹ phẩm cơ bản chăm sóc da mùa hanh khô các nàng nên có đủ
+ Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và giống
– Dụng cụ trồng
Bạn có thể tận dụng bao nion, bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng hẹ. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.
– Đất trồng
Hẹ ưa phát triển ở đất tơi xốp, thoáng khí, màu mỡ, tốt nhất là đất thịt, thịt pha cát, đất phải chủ động được hệ thống tưới và tiêu nước tốt. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 – 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.
– Chọn giống
Hẹ có thể trồng bằng hạt hoặc thân. Hạt giống bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng bán đồ nông sản. Hẹ trồng bằng thân bạn có thể xin giống về trồng.
+Cách trồng
Trồng hẹ rất dễ, bạn có thể lựa chọn trồng bằng thân hoặc bằng hạt đều được, quá trình phát triển đều rất thuận lợi.
Xem thêm : Củ su hào nứt, xấu mã có phải an toàn hơn củ su hào mỡ màng?Người nông dân chỉ cách chọn su hào ngon
– Trồng bằng thân: Chọn kỹ các nhánh củ khỏe, chuẩn bị đất trồng tơi xốp cho vào trong dụng cụ trồng. Trồng từng nhánh hẹ vào đất cách nhau 8 – 10cm, lấp đất vừa kín nhánh, dùng tay ấn đất cho chặt, sau đó phủ rơm rạ mục, tưới nước. Sau 5 – 7 ngày nhánh hẹ sẽ mọc mầm.
– Trồng bằng hạt: Hạt cây hẹ trước khi gieo nên xử lý bằng cách ngâm vào nước ấm 35 – 37 độ C (hoặc pha nước theo tỉ lệ 2 sôi + 3 lạnh trong 4 – 5 giờ). Sau khi gieo rải nhẹ một lớp đất mặt, ủ một lớp rơm rạ mỏng lên trên, tưới đủ ẩm. Sau khi cây hẹ mọc 5 – 10 ngày nên bón thêm urê. Khi cây hẹ cao 10 – 15cm thì nhổ mang đi trồng.
+ Chăm sóc
Sau khi trồng hẹ được khoảng 7 – 10 ngày, tiến hành bón lót đợt 1 bằng phân hữu cơ, phân bò, phân trùn quế, phân dê, phân gà… Cứ khoảng 15 – 20 ngày thì bón đợt tiếp theo. Trong quá trình chăm sóc nên chú ý nhổ tỉa cây mọc quá dày trồng dặm vào chỗ thưa.Thường xuyên xới xáo đất, vun nhẹ gốc và nhổ cỏ.
Thời gian đầu mới trồng, tưới nước mỗi ngày 3 lần, đến khi cây hẹ đã bén rễ và phát triển tốt thì chỉ cần tưới mỗi ngày 2 lần, tránh tưới vào buổi trưa.
+ Thu hoạch
Cây hẹ có khả năng tái sinh cao nên có thể cắt lá để dùng, chừa lại 2 – 3cm cách mặt đất, tưới phân thúc cây hẹ phát triển lá và củ. Bạn có thể áp dụng lịch thu hoạch như sau:
– Đợt 1: 55 – 60 ngày sau khi trồng.
– Đợt 2: 30 – 35 ngày sau khi thu hoạch đợt 1.
– Đợt 3, 4, 5, 6…: cách nhau 30 – 35 ngày.
Nguồn: https://danhngon24h.com
Danh mục: Ẩm thực